Sưng Nướu Răng Có Mủ
Sưng nướu răng có mủ là một trong những bệnh lý về răng miệng thường gặp. Vậy căn bệnh này là gì, nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị như thế nào? Trong bài viết dưới đây, Dr Vitamin sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.
Nguyên nhân gây bệnh viêm sưng nướu răng có mủ
Sưng nướu răng có mủ là tình trạng nhiễm trùng nướu, dẫn tới hình thành các ổ mủ quanh chân răng gây đau nhức và sưng đỏ. Ổ mủ có thể bao gồm các tế bào chết, vụn thức ăn thừa, các vi khuẩn gây hại cho vùng răng miệng. Bệnh sưng nướu răng có mủ nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như rụng răng, nhiễm trùng máu,…
Các nguyên nhân gây sưng nướu răng có mủ bao gồm:
- Chăm sóc răng miệng không đúng cách: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn tới bệnh sưng nướu răng có mủ. Sử dụng bàn chải có lông quá cứng, lực đánh răng quá mạnh hay dùng tăm xỉa răng nhiều,… đều có thể khiến phần nướu bị tổn thương. Khi đó, phần nướu này sẽ trở thành “mục tiêu” tấn công của các vi khuẩn, dẫn tới tình trạng viêm nhiễm. Lâu dần sẽ dẫn tới tình trạng nướu bị sưng và có mủ.
- Thói quen ăn uống thiếu khoa học: Người bị sưng nướu răng có mủ có thể do ăn quá nhiều đồ cay nóng hay đồ nhiều gia vị. Việc ăn uống thiếu khoa học như này sẽ khiến nướu bị bỏng. Đây là thời điểm vùng nướu bị tổn thương dễ bị các vi khuẩn tấn công nhất. Do đó, nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ có thể dẫn đến viêm nướu, nặng hơn là sưng đau và có mủ.
- Các bệnh lý về răng miệng: Các bệnh lý về răng miệng như viêm tủy, viêm nha chu cấp,… cũng là tác nhân khiến nướu bị sưng và mưng mủ. Kèm theo đó là một số triệu chứng khác như sưng đau, răng ê buốt,… Nếu không được chữa trị kịp thời, các bệnh lý này thậm chí có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm hơn.
- Phụ nữ mang thai dễ bị viêm lợi có mủ: Khi mang thai, hàm lượng estrogen và progesterone trong cơ thể tăng cao. Sự thay đổi này khiến mao mạch ở vùng nướu phình to, gấp khúc, dẫn đến tình trạng ứ dịch huyết, làm tăng tính thẩm thấu của thành mao mạch. Từ đó, nguy cơ viêm nướu ở phụ nữ mang thai ngày càng cao. Nếu không chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách thì có thể khiến nướu bị viêm nặng hơn, dễ sưng lợi chảy máu chân răng
- Mọc răng khôn: Nhiều người khi mọc răng khôn rất dễ gặp phải tình huống răng khôn mọc ngầm hay mọc lệch. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc nướu bị sưng và có mủ.
Người bị sưng nướu răng có mủ có triệu chứng gì?
Những triệu chứng thường gặp ở người bị sưng nướu răng có mủ đó là:
- Đau răng: Khi bị sưng viêm lợi, bạn sẽ cảm thấy răng đau nhức. Cảm giác đau đó có thể lan ra khắp vùng hàm, tai và cổ. Nếu để tình trạng viêm nhiễm trở nặng, những cơn đau nhức sẽ xuất hiện liên tục và cơn đau kéo dài hơn.
- Ăn uống khó khăn: Phần răng nướu bị đau nhức sẽ ảnh hưởng tới việc ăn uống, nhất là khi ăn các thực phẩm cứng. Đồng thời, thời điểm này răng nướu cũng trở nên nhạy cảm hơn. Khi ăn các đồ nóng, lạnh, răng cũng dễ bị đau buốt, khó chịu.
- Lợi bị sưng: Bạn sẽ dễ dàng nhận thấy phần lợi bị sưng to, có màu đỏ ngay cả khi quan sát bằng mắt thường. Khi ấn vào thấy phần lợi bị sưng mềm, đau và dễ chảy máu. Ngoài ra khi sờ vào sẽ có cảm giác nóng như bị sốt.
- Hôi miệng nặng: Do có ổ mủ ở lợi nên hơi thở của người bệnh có mùi khó chịu, khiến họ cảm thấy mất tự tin khi giao tiếp với người khác. Bên cạnh đó, trong khoang miệng người bệnh lúc này còn có vị đắng, dẫn tới tình trạng không muốn ăn, ăn không ngon miệng.
- Sốt: Khi một cơ quan nào đó trong cơ thể bị nhiễm trùng nặng, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng việc sốt. Điều này cho thấy hệ miễn dịch cơ thể đang hoạt động tích cực để chống lại các tác nhân gây viêm nhiễm. Khi tình trạng viêm nhiễm được cải thiện, nhiệt độ cơ thể cũng sẽ hạ xuống và trở về mức bình thường.
- Mặt bị sưng, vùng cổ xuất hiện hạch: Khi bệnh lan sâu vào hàm có nghĩa là bệnh đang ở mức độ nặng. Không chỉ sưng viêm lợi sưng má, người bệnh sẽ bị sưng mặt và có hạch bạch huyết ở cổ.
Sưng nướu có mủ điều trị như thế nào? TOP 4 cách chữa trị
Vậy khi bị sưng nướu răng có mủ, bạn nên làm thế nào? Phần tiếp theo trong bài viết dưới đây sẽ gợi ý 4 cách chữa trị phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay.
Điều trị sưng nướu răng có mủ bằng mẹo dân gian
Sử dụng nguyên liệu tự nhiên để giúp giảm sưng nướu, mưng mủ là phương pháp được nhiều người áp dụng. Bạn có thể tham khảo một số mẹo dân gian sau để thực hiện điều trị bệnh ngay tại nhà:
- Sử dụng gừng tươi: Uống trà gừng để cải thiện tình trạng nướu bị viêm nhiễm. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần thái vài lát gừng mỏng, hãm với nước nóng và uống. Tuy nhiên bạn cũng cần chú ý không uống quá 3 ly trà gừng mỗi ngày. Nếu lạm dụng phương pháp này quá mức sẽ gây ảnh hưởng xấu tới gan.
- Nước muối sinh lý: Nước muối sinh lý có tính sát khuẩn, kháng viêm nên cũng hỗ trợ điều trị tình trạng răng nướu rất tốt. Với nước muối sinh lý, bạn chỉ cần súc miệng 2 – 3 lần mỗi ngày là bệnh tình sẽ được cải thiện đáng kể.
- Mật ong: Mật ong có rất nhiều công dụng có thể kể đến như: Sát khuẩn, kháng viêm, giúp giảm sưng đau và làm lành niêm mạc bị tổn thương. Bạn có thể thoa trực tiếp mật ong lên vùng lợi bị viêm nhiễm. Chờ trong khoảng 5 - 10 phút rồi súc miệng bằng nước sạch. Thực hiện đều đặn mỗi ngày 2 - 3 lần để thấy được hiệu quả.
- Trà hoa cúc: Uống trà hoa cúc hàng ngày giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh sưng nướu răng có mủ. Bạn hãm hoa cúc với nước nóng và uống mỗi ngày 2 – 3 lần để thấy được công dụng.
- Dùng lá kinh giới: Lá kinh giới có tác dụng kháng viêm, giảm sưng tấy và mưng mủ. Khi lợi bị viêm sưng và có mủ, bạn hãy ngâm 200g lá kinh giới đã được rửa sạch với nước muối loãng trong khoảng 5 – 10 phút. Sau đó cho lá kinh giới vào nồi, thêm nước cùng một ít muối hạt và đun sôi lên. Đợi tới khi nước nguội bớt, bạn chắt lấy nước này để súc miệng 3 – 5 lần/ngày.
- Tỏi: Tỏi chứa hoạt chất kháng sinh tự nhiên Allicin có công dụng kháng khuẩn, giúp chống viêm nhiễm hiệu quả. Do đó khi bị viêm sưng nướu và có mủ, bạn hãy dùng tỏi đã giã nát (lưu ý chỉ cần 1 tép tỏi) trộn với ít muối rồi đắp lên vị trí bị sưng viêm. Đợi khoảng 5 – 10 phút thì nhổ bỏ.
- Lá lốt: Cách trị sưng nướu răng có mủ bằng lá lốt rất đơn giản, bạn cần khoảng 20 chiếc lá lốt đã rửa sạch và ngâm trong nước muối loãng để diệt khuẩn. Sau đó thái thật nhỏ lá lốt thành từng khúc. Cho lá lốt với 1 thìa muối biển và 100ml nước ấm vào máy xay nhuyễn ra rồi lọc tách bã, chỉ lấy phần nước ép nguyên chất. Súc miệng mỗi ngày 3 – 4 lần với phần nước vừa thu được.
Uống thuốc Tây y
Một số loại thuốc chữa viêm lợithường được dùng đó là
- Thuốc giảm đau thông thường: Nhóm thuốc này chứa các thành phần như Paracetamol, Aspirin,… Nhóm thuốc này chỉ giúp giảm nhẹ các triệu chứng đau và không áp dụng đối với những trường hợp người bệnh đang bị sốt rét, sốt xuất huyết, máu khó đông,…
- Thuốc kháng viêm Non-steroid: Nhóm thuốc này chứa các thành phần như: Diclophenac, Ibuprofen, Meloxicam,… có tác dụng làm giảm các triệu chứng sưng đỏ, mưng mủ ở phần lợi. Lưu ý: Không khuyến cáo sử dụng cho người có tiền sử bệnh viêm loét dạ dày.
- Thuốc kháng sinh: Nhóm thuốc này chứa các thành phần như Macrolid, Beta-lactam,… Công dụng chính là diệt vi khuẩn gây viêm lợi có mủ nhanh chóng. Ngoài ra, nhóm thuốc kháng sinh còn giúp điều trị bệnh viêm nha chu, viêm lợi, giảm đau do sâu răng.
Sử dụng thảo dược súc miệng
Được bào chế từ các thảo dược thiên nhiên quý, hiện nay thảo dược súc miệng đang là biện pháp khá phổ biến để điều trị sưng nướu răng có mủ được nhiều người bệnh tin dùng. Một số loại thảo dược súc miệng trên thị trường nhận được đánh giá cao từ các chuyên gia nha khoa đó là:
- Nước súc miệng Yên Tử: Đây là bài thuốc đặc trị sưng nướu răng có mủ an toàn, đem lại hiệu quả nhanh chóng. Thảo dược Yên Tử có công dụng tiêu diệt vi khuẩn gây viêm sưng nướu và không ngấm vào máu, không gây ảnh hưởng đến chức năng của gan thận. Phụ nữ có thai, đang cho con bú đều có thể sử dụng thảo dược Yên Tử để điều trị nướu răng bị sưng và có mủ.
- Nước súc miệng Ngọc Châu: Khi gặp các vấn đề về răng miệng như viêm sưng nướu, viêm quanh răng, tụt lợi,… bạn có thể dùng nước súc miệng Ngọc Châu. Trong sản phẩm có các thành phần dược liệu hỗ trợ đẩy lùi tình trạng bệnh như: Cúc La Mã, lô hội, trà xanh, cam thảo, bạc hà, tinh dầu tràm,… Người bệnh nên súc miệng 2 – 3 lần mỗi ngày để cải thiện tình trạng bệnh.
- Nước súc miệng An Thảo: Là sự phối hợp của 5 loại dược liệu quý gồm cau, lá, lấu, đinh hương, đại bi và bạc hà, nước súc miệng dược liệu An Thảo có công dụng trị liệu và làm sạch vượt trội, giúp tạo màng bảo vệ lợi, đồng thời ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn. Do đó, sản phẩm này phù hợp với những người bị sưng viêm lợi có mủ, chảy máu chân răng, đau răng, nhiệt miệng, hôi miệng,..
Điều trị sưng nướu răng có mủ tại cơ sở nha khoa uy tín
Khi bị sưng nướu răng có mủ có không biết nên làm thế nào, cách tốt nhất đó là tới các cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và chỉ định phương pháp chữa trị phù hợp.
Thông thường, quá trình điều bị bệnh nướu răng bị sưng và có mủ sẽ trải qua 2 giai đoạn:
- Giai đoạn điều trị sơ khởi: Thực hiện loại bỏ tác nhân và nguy cơ gây bệnh từ bên ngoài và các yếu tố gây khó khăn cho quá trình điều trị như: Chỉnh sửa hoặc thay thế các miếng trám không đúng kỹ thuật, chỉnh sửa phục hình răng không đúng kỹ thuật, cố định răng bị lung lay và cạo vôi răng. Trường hợp người bị sưng nướu do bệnh nha chu ở thể nhẹ thì sau khi cạo vôi răng, nướu sẽ phục hồi dần và khỏe mạnh trở lại.
- Giai đoạn điều trị chuyên sâu: Tùy theo tình trạng của bệnh nhân (như bệnh nhân có vôi răng ở bên dưới nướu, bệnh nhân bị sưng nướu răng và có mủ do biến chứng của các bệnh lý về tủy hay trường hợp răng và các mô xung quanh bị tổn thương rất nặng không thể điều trị được,…), bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp..
Lời khuyên để phòng ngừa sưng nướu răng có mủ
Để phòng ngừa nướu răng bị sưng có mủ, các nha sĩ khuyên bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Đánh răng mỗi ngày ít nhất 2 lần và sử dụng kem đánh răng có Flour.
- Sử dụng bàn chải lông mềm là tốt nhất cho răng lợi.
- Thay bàn chải định kỳ 2 – 3 tháng mỗi lần hoặc thay ngay khi thấy cần thiết. Bạn lưu ý không nên dùng bàn chải lông đã bị mòn hay bị xù quá mức.
- Bạn nên hạn chế ăn các thực phẩm cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, nước ngọt có gas, cà phê hay các chất kích thích.
- Không dùng răng để cắn, cậy các vật cứng như: Bao bì thực phẩm, nắp chai, bút,…
- Xỉa răng bằng tăm nếu không cẩn thận có thể gây chảy máu nướu lợi. Do đó, bạn nên sử dụng chỉ nha khoa thay thế tăm xỉa răng để vệ sinh răng miệng.
- Đặc biệt, bạn cần rèn luyện thói quen đi khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra tình trạng sức khỏe răng miệng.
Vậy là bài viết trên đã cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về bệnh sưng nướu răng có mủ. Người bệnh nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều vấn đề khác về răng miệng, làm ảnh hưởng tới sức khỏe nói riêng và chất lượng cuộc sống nói chung. Do đó, bạn tuyệt đối không được chủ quan và nên tìm cách chữa dứt điểm căn bệnh này.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!