Nếu Bị Huyết Áp Cao Có Dùng Được Đông Trùng Hạ Thảo Không?

Nấm trùng thảo mặc dù tốt nhưng không phải đối tượng nào cũng có thể sử dụng một cách an toàn và hiệu quả. Vậy người bị huyết áp cao có dùng được đông trùng hạ thảo hay không và cần lưu ý gì khi dùng? Hãy tìm hiểu những thông tin ngay sau đây để có thể lý giải thắc mắc trên một cách chính xác nhất.

Tìm hiểu huyết áp cao có dùng được đông trùng hạ thảo không?

Huyết áp cao là bệnh lý có liên quan mật thiết đến tim mạch. Nếu không kiểm soát tốt, bệnh có nguy cơ cao gây biến chứng đột quỵ dẫn đến tử vong.

Bên cạnh áp dụng phác đồ điều trị từ bác sĩ, nhiều người huyết áp cao đã tìm đến những thực phẩm chức năng giúp bồi bổ sức khỏe, trong đó có đông trùng hạ thảo. Bởi họ cho rằng đây là dược liệu quý, rất tốt cho tim mạch và cơ thể.

Vậy trên thực tế người bị huyết áp cao có dùng được đông trùng hạ thảo hay không? Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh kỹ lưỡng tác dụng của loại dược liệu này đối với các bệnh nhân tim mạch và cao huyết áp.

Huyết áp cao có uống được đông trùng hạ thảo không là thắc mắc của nhiều người bệnh
Huyết áp cao có uống được đông trùng hạ thảo không là thắc mắc của nhiều người bệnh

Những lợi ích của đông trùng hạ thảo cho người cao huyết áp được thể hiện qua từng thành phần như sau:

  • D-mannitol: Đây là hoạt chất có tác dụng làm giảm lượng Cholesterol xấu, giãn nở cơ tim và mạch máu não. Nhờ đó quá trình tuần hoàn máu được tăng cường, giúp giảm nguy cơ mắc biến chứng tim mạch ở bệnh nhân huyết áp cao.
  • Cordycepin, Polysaccharide và Selen: Những thành phần này giúp tăng sức đề kháng của tim thông qua cơ chế tăng cường vận chuyển oxy và máu về tim. Bên cạnh đó, chúng cũng giúp tuần hoàn não được giải phóng và ổn định huyết áp.
  • Adenosine: Giúp điều hòa nhịp tim để ổn định huyết áp, đồng thời sửa chữa các mạch bị lỗi trong tim để tăng cường lượng oxy và máu tới cơ quan này.
  • Vitamin (B12, A, K và C): Giúp tăng sức đề kháng của cơ thể, chống chọi lại nhiều bệnh tật, trong đó có cả bệnh tim mạch và cao huyết áp.

Các nước Trung Quốc, Nhật Bản đã có những nghiên cứu lâm sàng để chứng minh tác dụng của đông trùng hạ thảo đối với người bệnh tim mạch và cao huyết áp. Tất cả bệnh nhân đều có kết quả điều trị khả quản chỉ sau thời gian ngắn sử dụng loại dược liệu này theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Như vậy với thắc mắc huyết áp cao có uống được đông trùng hạ thảo không thì có thể khẳng định là có. Người bệnh lý này nên sử dụng nấm trùng thảo thường xuyên để bảo vệ sức khỏe tim mạch, tăng cường lưu thông máu. Nhờ đó mà huyết áp có thể hạ xuống mức ổn định và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

3 cách sử dụng đông trùng hạ thảo cho người cao huyết áp tốt nhất

Cách sử dụng đông trùng hạ thảo cho người cao huyết áp tốt nhất chính là ăn trực tiếp, pha trà hoặc chưng cùng tổ yến. Các bước thức hiện cụ thể như sau:

Ăn trực tiếp:

  • Dùng 3g đông trùng hạ thảo khô ngâm với nước ấm khoảng 60 – 70 độ trong vòng 3 phút.
  • Khi thấy nấm trùng thảo đã mềm thì dùng để nhai trực tiếp. Chú ý nhai chậm để các thành phần dưỡng chất có trong dược liệu này có thể hấp thụ được hết vào cơ thể. Mỗi ngày, người bệnh có thể sử dụng từ 3 – 8g, chia đều làm 1 – 2 lần dùng.
Nấm trùng thảo sau khi ngâm mềm có thể dùng để ăn trực tiếp
Nấm trùng thảo sau khi ngâm mềm có thể dùng để ăn trực tiếp

Pha trà trùng thảo:

  • Chuẩn bị 5g đông trùng hạ thảo, 10g táo đỏ, 10g kỷ từ, 500ml nước sôi 70 độ.
  • Cho trùng thảo, táo đỏ và kỷ tử vào ấm sứ hoặc bình thủy tinh có nắp, đổ một chút nước ấm để tráng trà và loại bỏ phần nước này.
  • Tiếp tục đổ thêm 500ml nước sôi 70 độ vào ấm và ủ trà trong 10 phút là có thể sử dụng.

Đông trùng hạ thảo chưng yến:

  • Chuẩn bị 20gr tổ yến tươi, 3 – 4 con đông trùng hạ thảo, 1 thìa cà phê đường phèn.
  • Ngâm yến tươi cho mềm sau đó vớt ra để ráo nước. Nấm trùng thảo rửa qua với nước ấm để loại bỏ bụi bẩn.
  • Đun sôi đường phèn với 200ml và thả đông trùng hạ thảo vào, tiếp tục nấu thêm 5 – 7 phút thì tắt bếp.
  • Yến đem đi chưng cách thủy tới khi gần chín thì cho hỗn hợp nước đường cùng đông trùng hạ thảo vào, vặn nhỏ lửa, khuấy đều tay đến khi sánh lại thì tắt bếp.
  • Người bệnh cao huyết áp nên ăn yến chưng trùng thảo khi còn ấm nóng. Mỗi tuần sử dụng món này 1 – 2 lần là vừa đủ để bồi bổ sức khỏe.

Một số lưu ý khi sử dụng đông trùng hạ thảo cho người cao huyết áp

Có thể thấy đông trùng hạ thảo mang lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe của bệnh nhân cao huyết áp. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng dược liệu này, người bệnh lưu ý một số điều sau:

Người cao huyết áp cần dùng nấm trùng thảo đúng cách mới tốt cho sức khỏe
Người cao huyết áp cần dùng nấm trùng thảo đúng cách mới tốt cho sức khỏe
  • Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều dùng đông trùng hạ thảo khi mắc bệnh cao huyết áp để đảm bảo an toàn.
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của đơn vị sản xuất đông trùng hạ thảo để nắm được những thông tin chính xác về liều lượng, cách dùng, chỉ định và chống chỉ định đối với dược liệu này.
  • Để tiện hơn trong quá trình sử dụng, bạn cũng có thể lựa chọn các chế phẩm đông trùng hạ thảo dạng viên, dạng bột hoặc dạng nước.
  • Đông trùng hạ thảo mặc dù có tác dụng hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, nhưng không thể thay thế thuốc chữa bệnh. Ngoài việc sử dụng dược liệu này thường xuyên, người bệnh vẫn cần uống thuốc theo đơn của bác sĩ.
  • Với những người bệnh đang sử dụng thuốc chống đông máu, thuốc điều trị tiểu đường… hãy thận trọng khi sử dụng đông trùng hạ thảo để tránh gây tương tác thuốc.
  • Chỉ mua đông trùng hạ thảo tại địa chỉ bán uy tín, có đầy đủ giấy tờ chứng minh về nguồn gốc xuất xứ. Bên cạnh đó, loại dược liệu này cũng cần chứa hàm lượng lớn các hoạt chất quý như Cordycepin và Adenosine,…

Hy vọng với toàn bộ thông tin trên, bạn đọc đã có lời giải đáp cho thắc mắc huyết áp cao có dùng được đông trùng hạ thảo không. Đây là dược liệu rất tốt cho sức khỏe tim mạch và giúp ổn định huyết áp hiệu quả. Do đó, nếu có điều kiện, bạn nên dùng nấm trùng thảo thường xuyên dưới sự tư vấn và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa.

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lá Tía Tô Có Làm Tăng Huyết Áp Không? Nên Dùng Thế Nào?

Lá Tía Tô Có Làm Tăng Huyết Áp Không? Nên Dùng Thế Nào?

Lá tía tô là một loại thảo dược quen thuộc và được trồng rất nhiều tại Việt Nam. Ngoài việc ăn kèm với các món…
[Giải Đáp] Tại Sao Người Huyết Áp Cao Không Nên Ăn Mặn?

[Giải Đáp] Tại Sao Người Huyết Áp Cao Không Nên Ăn Mặn?

Huyết áp cao là căn bệnh thường gặp ở người lớn tuổi và gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe…
Người Cao Huyết Áp Có Xông Hơi Được Không? Cần Lưu Ý Gì?

Người Cao Huyết Áp Có Xông Hơi Được Không? Cần Lưu Ý Gì?

Xông hơi là hình thức chăm sóc sức khỏe đã ra đời từ hàng trăm năm trước. Với công dụng giải toả căng thẳng, giảm…
[Góc Tư Vấn] Bị Huyết Áp Cao Uống Trà Gừng Được Không?

[Góc Tư Vấn] Bị Huyết Áp Cao Uống Trà Gừng Được Không?

Ai cũng biết là trà gừng là loại đồ uống quen thuộc đối với những người bị huyết áp thấp. Nó có tác dụng giúp…
Huyết Áp Cao Ăn Trứng Được Không Và Lưu Ý Khi Sử Dụng

Huyết Áp Cao Ăn Trứng Được Không Và Lưu Ý Khi Sử Dụng

Trứng là một trong những loại thực phẩm quen thuộc, chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ ăn và được nhiều nhóm đối tượng yêu…
Bị Huyết Áp Cao Có Uống Được Lá Vối Không? Cần Lưu Ý Gì?

Bị Huyết Áp Cao Có Uống Được Lá Vối Không? Cần Lưu Ý Gì?

Nước lá vối là một loại nước quen thuộc của mùa hè, được nhiều người dân sử dụng để thanh nhiệt, giải độc và hỗ…
Huyết Áp Cao Gây Ra Bệnh Gì? Ngăn Ngừa Biến Chứng Thế Nào

Huyết Áp Cao Gây Ra Bệnh Gì? Ngăn Ngừa Biến Chứng Thế Nào

Huyết áp cao là một bệnh lý vô cùng phổ biến và thường bị nhiều người bỏ qua do nó không có triệu chứng gì…
Tại Sao Tăng Huyết Áp Gây Suy Thận? Cơ Chế Hình Thành 

Tại Sao Tăng Huyết Áp Gây Suy Thận? Cơ Chế Hình Thành 

Theo thống kê của Bộ Y tế Hoa Kỳ, số bệnh nhân suy thận do cao huyết áp tại quốc gia này có xu hướng…