Bị Ngứa Vùng Bụng Là Bệnh Gì? Hướng Dẫn Điều Trị Hiệu Quả
Ngứa da ở vùng bụng là hiện tượng thường gặp có thể xảy ra với bất kỳ ai. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó đa phần là cách yếu tố về bệnh lý. Vậy bị ngứa vùng bụng là bệnh gì? Điều trị như thế nào? Bài viết dưới đây DrVitamin sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Bị ngứa vùng bụng là bệnh gì?
Ngứa vùng bụng là một hiện tượng da liễu thường gặp, nguyên nhân gây bệnh có thể do viêm da hoặc dị ứng với quần áo, nước giặt. Vậy bị ngứa vùng bụng là bệnh gì? Dưới đây là những nguyên nhân gây bệnh chủ yếu mà bạn nên nắm rõ:
Viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc là bệnh lý da liễu xuất phát từ yếu tố cơ địa. Người bệnh có thể bị mẩn ngứa khi tiếp xúc với các chất gây kích ứng da như: Kim loại, mỹ phẩm, mủ cao su, bột giặt, xà phòng, lông quần áo,…
Bệnh chàm
Bệnh nhân bị chàm da có thể xuất hiện cảm giác ngứa ngáy tại nhiều bộ phận khác nhau như bụng, lưng, chân, tay, cổ, mặt,… Biểu hiện của bệnh là da bị ngứa ngáy, bong tróc, khô, da sẫm màu.
Vảy nến
Bệnh vảy nếu ít xuất hiện ở vùng bụng tuy nhiên cũng không thể loại trừ nguyên nhân này. Những người bị vảy nến sẽ xuất hiện cảm giác đóng vảy, đỏ da, khô da, bong tróc, ngứa ngáy.
Dị ứng thuốc
Một số loại thuốc kháng sinh hay thuốc chống viêm,… có chứa các thành phần dễ gây dị ứng, phát ban, nổi mề đay trên da. Vị trí bị nổi mẩn thường là ở vùng lưng, bụng, cánh tay. Dị ứng thuốc rất nghiêm trọng, vì vậy bạn cần liên hệ với bác sĩ để được kiểm tra.
Côn trùng cắn
Các vết cắn của rệp giường, bọ chét, kiến, muối… sẽ có màu đỏ, hơi sưng và gây ngứa. Vì vậy bạn nên kiểm tra giường ngủ của mình xem có sự trú ngụ của những loài côn trùng này không để loại bỏ chúng.
Khô da
Làn da bị khô do thời tiết lạnh hoặc thường xuyên sử dụng các loại xà bông tắm có chất tẩy rửa mạnh cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khô da. Mặc dù vùng da bị khô chủ yếu ở tay, chân nhưng nó vẫn có thể xảy ra ở vùng bụng.
Nguyên nhân khác
Người bệnh bị ngứa vùng bụng có thể do các bệnh lý khác như thủy đậu, suy giáp, tiểu đường, ứ mật thai kỳ, nóng gan hoặc một số dạng ung thư. Để biết được nguyên nhân chính xác dẫn đến tình trạng ngứa ngáy ở vùng bụng, bạn cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra.
Cách chữa ngứa vùng bụng hiệu quả
Khi gặp phải tình trạng ngứa ngáy vùng bụng, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp điều trị sau đây:
Mẹo chữa tại nhà
Có rất nhiều cách giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy vùng bụng từ các nguyên liệu tự nhiên. Ưu điểm của cách điều trị này đó là an toàn, ít tác dụng phụ, giúp tiết kiệm chi phí và phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau.
Bột yến mạch: Trong thành phần của bột yến mạch có chứa các hoạt chất có lợi cho da như Beta glucan, Phenol, Saponin,… Những chất này có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm, làm dịu da và cải thiện tình trạng da bị khô ngứa.
- Bạn chuẩn bị 1 lượng bột yến mạch vừa đủ đem ngâm với nước cho nở ra.
- Xoa đều nguyên liệu lên vùng da bị ngứa vùng bụng và giữ nguyên trong vòng 15 phút.
- Sau đó tắm rửa lại bằng nước ấm và lau khô.
Tắm lá khế: Lá khế có chứa hàm lượng lớn vitamin C, flavonoid có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, thanh nhiệt, giải độc, chữa lành vết thương trên da. Từ đó hỗ trợ cải thiện tình trạng mẩn ngứa, mề đay, mụn nhọt hiệu quả.
- Chuẩn bị 200g lá khế, rửa sạch và ngâm với nước muối loãng 15 phút.
- Cho dược liệu vào nồi đun với 2 lít nước lọc.
- Dùng nước này pha thêm với một lượng nước lạnh vừa đủ để tắm.
- Mỗi ngày tắm một lần, thực hiện trong nhiều ngày liên tiếp cho đến khi bệnh được thuyên giảm.
Bôi gel nha đam: Hoạt chất glycoprotein có trong gel nha đam là một chất kháng viêm tự nhiên. Các hoạt chất khác như polysaccharide và monosaccharide cũng có tác dụng giúp tiêu diệt nấm men và hại khuẩn. Ngoài ra, nha đam còn có vitamin E, C, giúp làm mềm da, dưỡng ẩm và phục hồi da nhanh chóng.
- Bạn chuẩn bị 1 nhánh nha đam, gọt vỏ, rửa sạch phần nhựa màu vàng.
- Dùng thìa inox để cạo lấy phần gel nha đam.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da ở bụng đang bị ngứa ngáy.
- Thoa gel nha đam lên khu vực bị ngứa.
- Giữ lại trên da trong vòng 15 phút rồi rửa sạch lại bằng nước ấm.
Lá trà xanh: Tắm nước lá trà xanh là phương pháp chữa mẩn ngứa hiệu quả được nhiều người áp dụng. Lá trà xanh có chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, giảm ngứa ngáy trên da, giúp các vết đỏ và mẩn ngứa lặn đi nhanh chóng.
- Bạn chọn lá trà còn tươi, rửa sạch bằng muối.
- Đem vò nát và đun với 2 lít nước.
- Dùng nước này để pha loãng cho ấm rồi tắm 3 lần/tuần.
Dùng thuốc Tây y
Ưu điểm của phương pháp này đó là cho tác dụng nhanh chóng, sử dụng đơn giản, tiện lợi. Người bệnh bị ngứa vùng bụng có thể tham khảo sử dụng một số loại thuốc uống và thuốc bôi như sau:
- Kem bôi chứa corticosteroid: Có tác dụng giúp giảm phản ứng của hệ miễn dịch, cải thiện tình trạng ngứa ngáy trên da nhanh chóng. Tuy nhiên người bệnh cần dùng thuốc theo chỉ định từ bác sĩ vì nhóm thuốc này gây ra rất nhiều tác dụng phụ như tăng nhãn áp, loãng xương, tiểu đường,…
- Thuốc kháng histamin: Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế quá trình giải phóng histamin, giúp giảm sưng viêm, dị ứng, ngăn ngừa tình trạng mẩn ngứa hiệu quả. Thuốc này có thể gây ra một vài tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, buồn ngủ, chóng mặt.
- Thuốc gây tê tại chỗ: Một số loại thuốc được dùng phổ biến là Benzocain và Pramoxine. Thuốc có tác dụng làm giảm triệu chứng ngứa dữ dội trên da. Người bệnh bôi một lượng thuốc vừa đủ lên vùng da bị mẩn ngứa, chú ý không dùng quá liều để tránh gặp phải tác dụng phụ.
- Kem dưỡng ẩm: Kem dưỡng ẩm có tác dụng cung cấp độ ẩm cho làn da, giảm ngứa, giúp phục hồi da và hỗ trợ chữa lành vết thương nhanh chóng. Một số loại kem bôi lành tính bạn nên tham khảo sử dụng đó là: Glycerin, Vitamin E, Minerals oil, Hyaluronic acid,…
Dùng thuốc Đông y
Theo Đông y, chứng ngứa da ở vùng bụng là do cơ thể phong hàn hoặc phong nhiệt, khi sức khỏe suy yếu xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Ngoài ra, bệnh cũng có thể do ăn uống không điều độ khiến thấp nhiệt tích đọng, huyết dịch hư tổn, gây nóng tạng can.
Một số bài thuốc Đông y trị ngứa da người bệnh có thể tham khảo đó là:
Bài thuốc trị ngứa da do phong hàn
- Biểu hiện: Da khô, ngứa, bong vảy, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mỏng, mạch trầm. Bệnh thường xảy ra vào mùa đông và nặng hơn vào ban đêm.
- Công dụng: Giúp trừ phong, giảm ngứa, tán hàn.
- Vị thuốc: Can khương 9g, hồng táo 10 trái, ngải cứu 6g, quế chi 6g.
- Cách thực hiện: Người bệnh sắc thuốc lấy nước và uống hết trong ngày.
Bài thuốc chữa ngứa da do phong nhiệt
- Biểu hiện: Da ngứa, vị trí ngứa không cố định, khi gặp thời tiết nắng nóng thì cơn ngứa tăng cao, vùng da bị bệnh đỏ ửng hoặc nổi lên những nốt sần đỏ, rêu lưỡi mỏng vàng, mạch huyền sác.
- Công dụng: Giúp thanh nhiệt, giảm ngứa, trừ phong.
- Vị thuốc: Đương quy 10g, xuyên khung 6g, kinh giới 10g, vỏ núc nác 10g, thiền thoái (xác ve sầu) 6g, bồ công anh 15g, sinh địa 15g, xích thược 15g, cam thảo 6g.
- Cách thực hiện: Sắc thuốc uống mỗi ngày một thang cho đến khi khỏi bệnh.
Bài thuốc điều trị ngứa da do thấp nhiệt
- Biểu hiện: Da ngứa, nửa người phía dưới ngứa nhiều hơn, gặp nóng nặng thêm, sau khi gãi da có rỉ nước, miệng đắng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng. Bệnh thường gặp ở thanh niên, nữ giới thường kèm theo khí hư.
- Công dụng: Giúp thanh nhiệt, giảm ngứa, hóa thấp.
- Vị thuốc: Long đảm thảo 6g, vỏ núc nác 10g, trạch tả 10g, ý dĩ nhân 20g, xa tiền tử 15g, thổ phục linh 15g, sài hồ 6g, chi tử 10g, cam thảo 6g.
- Công dụng: Sắc các vị thuốc trên và uống hết trong ngày.
Bài thuốc trị ngứa da do huyết hư can hỏa
- Biểu hiện: Ngứa da nghiêm trọng, bệnh kéo dài, da thô ráp, mất ngủ, ngủ mê nhiều, bồn chồn, đánh trống ngực, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng, mạch tế sác.
- Công dụng: Giúp khu phong, dưỡng huyết, làm giảm ngứa.
- Vị thuốc: Sinh địa 15g,ngũ vị tử 6g, bạch tật lê 15g, ích mẫu thảo 15g, sơn thù nhục 10g, huyền sâm 10g, thạch hộc 12g, mạch môn 15g, kỷ tử 10g, đương quy 15g, táo nhân 10g.
- Cách sử dụng: Các vị thuốc trên đem rửa sạch, cho vào ấm để sắc uống trong ngày.
Phòng ngừa và cải thiện bệnh
Để phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện triệu chứng ngứa vùng bụng, người bệnh cần lưu ý những vấn đề quan trọng sau:
- Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, tránh để trang phục cọ xát vào vùng da bị ngứa.
- Ưu tiên lựa chọn những loại trang phục được làm từ vải sợi cotton, hạn chế mặc đồ có nhiều lông, vải len hoặc vải sợi tổng hợp.
- Tránh sử dụng các loại xà phòng, sữa tắm có nhiều hóa chất, hương liệu và có tính tẩy rửa mạnh. Điều này có thể gây khô da, tăng nguy cơ bị dị ứng, ngứa ngáy.
- Tắm bằng nước ấm hoặc nước mát, không tắm bằng nước quá nóng. Đồng thời thời gian tắm hợp lý là từ 15-20 phút. Việc tắm quá lâu sẽ làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên da, gây ngứa ngáy, khô ráp.
- Thường xuyên bôi kem dưỡng ẩm body để giúp da không bị khô nẻ, đặc biệt là vào mùa đông. Tuy nhiên cần lựa chọn những sản phẩm có thành phần lành tính, tránh dùng những sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.
- Thường xuyên vận động, tập luyện thể dục thể thao để khí huyết được lưu thông, giúp tăng cường sức đề kháng và khả năng trao đổi chất của cơ thể.
- Nên uống nhiều nước, ăn nhiều rau củ quả để cung cấp độ ẩm và chất dinh dưỡng cho da, tránh tình trạng da khô ráp, mất nước. Đồng thời hạn chế tiêu thụ thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, các chất kích thích khác.
- Cần đến bệnh viện ngay nếu thấy vùng bụng có hiện tượng ngứa ngáy dữ dội, đỏ da, các nốt mẩn ngứa lan rộng sang vùng da lành, kèm theo tình trạng sụt cân, đi vệ sinh không tự chủ.
Như vậy bài viết trên đây đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc bị ngứa vùng bụng là bệnh gì? Đồng thời hướng dẫn người bệnh cách điều trị phù hợp. Tuy nhiên để biết được chính xác nguyên nhân gây bệnh của mình là gì, bạn vẫn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để được kiểm tra.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!