Vùng Da Quanh Mắt Bị Khô Ngứa: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Vùng da quanh mắt bị khô ngứa gây khó chịu, ảnh hưởng đến tinh thần và các hoạt động hằng ngày. Đây có thể là triệu chứng của dị ứng hoặc là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh da liễu nguy hiểm. Cùng DrVitamin tham khảo bài viết sau đây để tìm hiểu nguyên nhân và hướng dẫn cách xử lý, phòng ngừa hiệu quả.
Nguyên nhân khiến vùng da quanh mắt bị khô ngứa
Bác sĩ cho biết, có rất nhiều nguyên nhân khiến vùng da quanh mắt bị khô ngứa bao gồm:
Viêm bờ mi
Viêm bờ mi là tình trạng da xung quanh mắt bị viêm do tụ cầu khuẩn hoặc một số loại vi khuẩn khác. Các triệu chứng viêm bờ mi phổ biến người bệnh có thể gặp như: Ngứa ngáy vùng da quanh mắt, chảy nước mắt, rụng lông mi, mắt mờ và nhạy cảm với ánh sáng.
Hầu hết tình trạng này không nghiêm trọng và có thể chữa trị bằng kem chống ngứa hoặc một số sản phẩm dưỡng ẩm.
Vảy nến tại mắt
Một trong những nguyên nhân dẫn đến vùng da quanh mắt bị đỏ ngứa là vảy nến. Bệnh khi xuất hiện gần khu vực mí mắt, các lớp da tại đây sẽ bong tróc, khiến da mắt khô, đỏ, ngứa ngáy hoặc châm chích nhẹ.
Hiện nay Y học vẫn chưa có biện pháp điều trị vảy nến dứt điểm, tuy nhiên người bệnh có thể áp dụng các phương pháp dưỡng da, làm ẩm, sử dụng thuốc để hạn chế các tổn thương do bệnh gây ra.
Viêm mô tế bào
Viêm mô tế bào là bệnh nhiễm trùng ở bên trong và cả xung quanh mắt. Đôi khi tình trạng nhiễm trùng sẽ xâm nhập sâu vào mô dưới da và máu. Tình trạng ngày không chỉ gây ngứa mà còn khiến người bệnh có cảm giác đau đớn, làm tăng nguy cơ mắt lồi ảnh hưởng đến thị lực và thậm chí gây mù lòa.
Viêm mô tế bào khởi phát do chấn thương, do côn trùng cắn hoặc biến chứng từ bệnh viêm da.
Vùng da quanh mắt bị khô ngứa do viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với các yếu tố gây kích ứng, dẫn đến phản ứng ngứa ngáy khó chịu. Không chỉ gây ngứa, khô vùng da quanh mắt mà còn kèm theo một số triệu chứng dễ nhận biết như mẩn đỏ, sần cục, nóng rát, da dày hơn.
Da vùng mắt mỏng và nhạy cảm, dễ bị dị ứng với các tác nhân từ bên ngoài môi trường như:
- Phấn hoa, mạt bụi, nấm mốc, cỏ dại, lông thú cưng.
- Sử dụng sữa tắm hoặc sữa rửa mặt có thành phần chất tẩy rửa cao gây kích ứng.
- Dụng kem dưỡng ẩm, kem chống nắng, sản phẩm trang điểm có thành phần gây kích ứng da.
- Viêm da tiếp xúc do loại thuốc nhỏ mắt đang dùng có thành phần không hợp cơ địa.
- Nhiệt độ thời tiết quá thấp/quá cao gây sốc nhiệt, khiến vùng da quanh mắt khô ngứa.
Các nguyên nhân khác
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác khiến vùng da quanh mắt bị khô ngứa như:
- Lupus ban đỏ: Đây là bệnh tự miễn mãn tính, đôi khi sẽ khiến vùng da quanh mắt bị ngứa ngáy. Ngoài ra,các triệu chứng khác đi kèm làm cơ thể mệt mỏi, đau cơ, đau xương khớp.
- Viêm da tiết bã: Bệnh này thường xuất hiện trên da đầu, sau đó lan sang các vùng da khác như mí mắt, gáy,… khiến vùng da tại đây viêm ngứa và bong tróc.
- Da thiếu độ ẩm: Khi da bị khô, không được cấp nước đầy đủ gây thiếu độ ẩm sẽ khiến vùng da quanh mắt bị ngứa ngáy và nóng rát.
- Suy giảm miễn dịch: Hệ thống miễn dịch yếu hoặc bị rối loạn sẽ dễ bị kích phát các phản ứng chống lại tác nhân bên ngoài, gây triệu chứng mẩn đỏ, ngứa ngáy da.
- Vỡ mạch máu xung quanh mắt: Tình trạng này xảy ra do chấn thương, khiến mạch máu dưới da quanh mắt bị vỡ. Điều này hình thành các đốm đỏ li ti đồng thời gây ngứa và vùng da quanh mắt bị khô rát.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Đa số các trường hợp bị ngứa, khô vùng da quanh mắt đều không quá nguy hiểm, có thể cải thiện sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu gặp phải tình trạng dưới đây, người bệnh cần nhanh chóng đến phòng khám chuyên khoa, bệnh viện để bác sĩ thăm khám:
- Ngứa da dữ dội, kèm triệu chứng bong tróc da, đỏ da nghiêm trọng.
- Có dấu hiệu sốt cao, đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt.
- Tầm nhìn bị ảnh hưởng.
- Áp dụng các biện pháp chữa trị tại nhà nhưng không có hiệu quả tốt.
Khi đến bệnh viện, phòng khám, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng và chỉ định khám cận lâm sàng để xác định chính xác mức độ, nguyên nhân gây bệnh. Từ kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra hướng chữa bệnh hiệu quả, phù hợp.
Hướng dẫn điều trị vùng da quanh mắt bị khô ngứa
Dựa vào từng mức độ ngứa da, người bệnh sẽ được hướng dẫn phương pháp điều trị phù hợp. Cụ thể về cách chữa được áp dụng phổ biến và giúp vùng da quanh mắt phục hồi nhanh như sau:
Điều trị tại nhà
Những trường ngừa ngứa da quanh mắt mức độ nhẹ, người bệnh có thể áp dụng một số cách điều trị tại nhà dưới đây để cải thiện tích cực tình trạng này.
- Chườm mát: Nhiệt độ thấp từ túi chườm sẽ giúp cơn ngứa thuyên giảm rõ rệt. Bạn có thể dùng túi chườm chuyên dụng hoặc bóc 3 – 5 viên đá vào khăn bông, sau đó áp lên vùng mắt Đối với người có vùng da nhạy cảm hơn, nên nhúng khăn vào chậu nước mát rồi vắt khô và đắp lên mắt. Tuyệt đối không áp trực tiếp đá lạnh lên da vì sẽ gây bỏng lạnh, khiến da nóng rát, đỏ ngứa nghiêm trọng hơn.
- Dùng kem dưỡng ẩm: Dùng kem dưỡng ẩm sẽ giúp dịu da, giảm khô ngứa. Bên cạnh đó một số thành phần trong kem dưỡng như vitamin A, vitamin B5, vitamin E sẽ giúp da nhanh phục hồi thương tổn hơn. Tuy các sản phẩm kem dưỡng không cần kê đơn, nhưng người bệnh nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ, dược sĩ để được hướng dẫn sử dụng an toàn, phát huy hiệu quả tốt nhất cho làn da vùng quanh mắt.
- Đắp túi trà: Người bệnh cũng có thể đắp túi trà ấm lên mắt khoảng 30 phút để dịu triệu chứng ngứa ngáy, khô ráp, mẩn đỏ.
Cần lưu ý, trong thời gian này cần hạn chế sờ lên mắt và tuyệt đối không cào gãi. Bởi hành động này khiến da bị trầy xước, tổn thương, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập.
Điều trị vùng da quanh mắt bị khô ngứa bằng thuốc
Trong những trường hợp ngứa khô da quanh mắt mức độ nghiêm trọng, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định một số loại thuốc kê đơn như sau:
- Thuốc kháng Histamine: Bác sĩ kê đơn thuốc kháng histamin đường uống để giảm ngứa và an thần. Tuy nhiên loại thuốc này có thể khiến mắt bị khô.
- Thuốc ức chế Calcineurin: Loại thuốc này có tác dụng điều trị viêm da dị ứng hoặc bệnh vảy nến. Giúp cải thiện triệu chứng ngứa da, da khô ráp và bong tróc hiệu quả.
- Thuốc Corticosteroid: Thuốc được chỉ định cho trường hợp ngứa da nặng hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng. Thường Corticosteroid có 2 dạng là kem bôi trực tiếp lên vùng da mắt đang bị khô ngứa hoặc dạng thuốc uống dùng khi bị bệnh trên diện rộng hơn. Loại thuốc này có thể gây tác dụng phụ như teo da, nhạy cảm với ánh sáng,…
Người bệnh cần lưu ý, vùng da quanh mắt rất mỏng, dễ dàng hấp thụ thuốc bôi. Trường hợp bôi quá liều sẽ gây kích ứng và khiến triệu chứng trên da nghiêm trọng hơn. Do đó, người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả và an toàn..
Biện pháp phòng ngừa
Để phòng ngừa ngứa và khô vùng da quanh mắt, bạn có thể áp dụng các biện pháp dưới đây:
- Không dụi mắt, gãi mí mắt, đặc biệt khi tay đang bẩn không sờ lên vùng da quanh mắt. Bởi điều này sẽ khiến da tổn thương và dễ đưa vi khuẩn, bụi bẩn vào mắt gây viêm ngứa.
- Chọn các loại kem dưỡng da lành tính,các loại mỹ phẩm có thành phần không chứa hóa chất ảnh hưởng đến da.
- Nên hạn chế trang điểm, đặc biệt khu vực da quanh mắt. Trường hợp trang điểm thì cần tẩy trang kỹ càng để loại bỏ hoàn toàn mỹ phẩm trên da.
- Nên thay đổi chế độ dinh dưỡng hằng ngày, loại bỏ các sản phẩm dễ gây dị ứng như thịt gà, hải sản, sữa, đậu phộng. Bên cạnh đó bổ sung các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất như rau củ, trái cây.
- Bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể để tránh gây khô da, đặc biệt vùng da nhạy cảm ở quanh mắt.
Vùng da quanh mắt bị khô ngứa không gây nguy hiểm nghiêm trọng đến tính mạng và sức khỏe. Tuy nhiên, người bệnh cần điều trị càng sớm càng tốt, tránh gây ảnh hưởng đến tinh thần và đời sống sinh hoạt hằng ngày. Để đảm bảo áp dụng phác đồ chữa bệnh hiệu quả, bạn nên đến bệnh viện, phòng khám để được bác sĩ chuyên khoa kiểm tra kỹ càng.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!