Nhuộm Tóc Bị Ngứa Da Đầu Do Đâu? Cách Xử Lý Và Phòng Ngừa
Nhu cầu nhuộm tóc làm đẹp đang ngày càng có xu hướng gia tăng, đặc biệt ở nữ giới. Tuy nhiên, có không ít người gặp tình trạng nhuộm tóc bị ngứa da đầu. Trong bài viết sau, chuyên gia DrVitamin sẽ giải đáp chi tiết lý do gây ngứa da đầu sau khi nhuộm tóc, đồng thời hướng dẫn cách xử lý an toàn và phòng ngừa tình trạng này hiệu quả.
Nguyên nhân nhuộm tóc bị ngứa da đầu là gì?
Có rất nhiều người gặp tình trạng nhuộm tóc xong bị ngứa da đầu, thậm chí đau rát và bong tróc da, hình thành gàu trắng. Chuyên gia đã nghiên cứu và phân tích nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như sau:
Do dị ứng thành phần thuốc nhuộm
Sau quá trình phân tích, chuyên gia phát hiện trong thành phần thuốc nhuộm tóc có hơn 5000 hóa chất khác nhau, đặc biệt các hóa chất này chủ yếu chứa p-phenylene dimethyl ether (PPD) và chất oxy hóa như hydrogen peroxide, các hoạt chất này giúp tạo màu và giúp chất nhuộm thấm sâu vào chân tóc, không bị phai khi gội. Tuy nhiên, hoạt chất có nguy cơ gây dị ứng cao, đặc biệt là PPD.
Chuyên gia hướng dẫn cách nhận biết loại thuốc nhuộm có nguy cơ gây dị ứng, ngứa ngáy dựa vào thành phần. PPD không phải là hoạt chất duy nhất có thể gây phản ứng dị ứng, các thành phần người dùng cần lưu ý tránh xa là:
- PPD, PPDA.
- Paraphenylenediamine.
- Phenylenediamine.
- P-phenylenediamine.
- P-diaminobenzene.
- 4 – aminoanilin.
- 4 – phenylenediamine.
- 1,4 – benzeniamine.
- 1,4 – diaminobenzene.
Nguyên nhân khác gây ngứa da đầu sau khi nhuộm tóc
Một số nguyên nhân khác gây ra tình trạng nhuộm tóc về bị ngứa da đầu như:
- Người có cơ địa dễ bị dị ứng hoặc đang mắc bệnh ngoài da như bị mề đay, chàm, viêm da cơ địa, hen suyễn.
- Khi nhuộm tóc, màu nhuộm thấm vào chân tóc làm tắc nghẽn lỗ chân lông, gây rối loạn quá trình sản xuất dầu tự nhiên. Điều này khiến da đầu bị khô, nhạy cảm, dễ bị vi khuẩn và nấm tấn công gây ngứa.
- Do sử dụng các loại thuốc nhuộm đã hết hạn, thuốc kém chất lượng, thuốc giả.
- Pha nhiều loại thuốc nhuộm dẫn đến hình thành hoạt chất dễ gây kích ứng.
- Nhuộm tóc sai cách làm tổn thương da, gây ngứa ngáy, đau rát khó chịu.
- Trong cùng lúc thực hiện các phương pháp như nhuộm, uốn, tẩy tóc,… khiến da bị kích ứng gây phản ứng ngứa ngáy.
Nhuộm tóc bị ngứa da đầu có sao không? Chuyên gia giải đáp
Tình trạng nhuộm tóc bị ngứa da đầu không nguy hiểm trực tiếp cho tính mạng, tuy nhiên các triệu chứng ngứa ngáy, rát da sẽ gây nhiều bất tiện cho sinh hoạt hằng ngày. Đặc biệt, trong trường hợp dị ứng với thuốc nhuộm, bạn còn có thể gặp các triệu chứng khó chịu khác như phồng rộp da, sưng mí mắt, sưng môi, nổi mẩn đỏ tại nhiều vị trí trên cơ thể.
Thông thường, triệu chứng này sẽ xảy ra lập tức hoặc trong vòng 48 tiếng sau khi tiếp xúc với thuốc nhuộm. Một số trường hợp nghiêm trọng hơn sẽ gây tình trạng sôcs phản vệ với các triệu chứng như: Sưng họng và lưỡi, nôn mửa, ngất xỉu,…
- Sưng họng và lưỡi.
- Các phản ứng như tức ngực khó thở.
- Chóng mặt, ngất xỉu.
- Buồn nôn, nôn mửa.
Nếu sau khi nhuộm tóc bị ngứa da đầu và kèm theo các triệu chứng trên, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và tiến hành biến pháp chăm sóc y tế kịp thời.
Cách xử lý khi nhuộm tóc bị ngứa da đầu
Dưới đây là hướng dẫn xử lý sau khi nhuộm tóc bị ngứa da đầu từ mức độ nhẹ đến nặng, giúp khắc phục triệu chứng và thúc đẩy phục hồi da đầu.
Dùng biện pháp dân gian
Những trường hợp ngứa da mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng biện pháp dân gian với các nguyên liệu tự nhiên lành tính dưới đây:
- Dùng nha đam
Trong thành phần gel nha đam chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp làm dịu da, giảm cảm giác ngứa. Đặc biệt vitamin E và vitamin C trong nguyên liệu này sẽ giúp dưỡng da, thúc đẩy da đầu phục hồi sau tổn thương do thuốc nhuộm gây ra.
Cách thực hiện: Rửa sạch nha đam, gọt bỏ phần vỏ xanh, sau đó lấy phần thịt trắng bên trong. Cho phần thịt nha đam vào nồi, thêm 2 thìa cốt chanh, 1 thìa muối và 3 lít nước. Đun sôi và lấy nước này gội đầu. Cuối cùng gội đầu lại 1 lần nữa với nước sạch.
- Dùng lá bạc hà
Trong tinh dầu bạc hà chứa chất kháng khuẩn, chống viêm, ngăn ngừa da đầu bị viêm, nhiễm trùng. Ngoài ra, tinh dầu bạc hà chứa menthol giúp làm dịu cảm giác ngứa ngáy, đau rát da hiệu quả.
Cách thực hiện: Chuẩn bị 1 nắm lá bạc hà đem rửa sạch, sau đó đun với 2 lít nước. Đợi khi nước này nguội sẽ dùng để gội đầu hằng ngày đến khi tình trạng ngứa da đầu khỏi hoàn toàn.
- Dùng giấm gạo kết hợp chanh
Acid acetic trong chanh vàng kết hợp các hoạt chất có tính diệt khuẩn trong giấm gạo giúp cải thiện triệu chứng ngứa da đầu do thuốc nhuộm hiệu quả.
Cách thực hiện: Trộn 1 thìa nước cốt chanh với 3 thìa giấm gạo, làm ướt tóc rồi thoa hỗn hợp này lên da đầu. Chùm khăn ủ trong 40 phút rồi gội sạch lại đầu. Nên thực hiện 1 lần/ngày đến khi khỏi ngứa hoàn toàn.
- Dùng lá bưởi
Lá bưởi cũng là một trong những dược liệu tốt giúp cải thiện triệu chứng ngứa da do thuốc nhuộm tóc. Dùng gội đầu hằng ngày còn giúp da đầu nhanh phục hồi thương tổn tốt hơn.
Cách thực hiện: Chọn 1 nắm lá bưởi non, đem rửa sạch rồi cho vào nồi nấu với 2 lít nước và 1 thìa muối hạt. Sau đó vớt bỏ lá, đợi nước nguội bớt và gội đầu.
Sử dụng thuốc tây
Nếu áp dụng các biện pháp dân gian không mang lại hiệu quả tốt, bạn có thể sử dụng thuốc Tây theo chỉ định của bác sĩ. Một số loại kem bôi được sử dụng phổ biến như betamethasone dipropiomate 0,01% hoặc hydrocortisone 0,05%. Tần suất bôi từ 1 – 2 lần/ngày, nếu sau 3 ngày liên tục triệu chứng ngứa da đầu không thuyên giảm sẽ cần kết hợp thêm các loại thuốc khác như Cetirizine, Loratadin,…
Bạn cần lưu ý, tuyệt đối không làm dụng các loại thuốc này, đặc biệt là corticoid. Bởi có thể tiềm ẩn một số tác dụng phụ gây teo da, chậm liền vết thương, giãn mao mạch, bùng phát nhiễm khuẩn, nhiễm nấm.
Phòng ngừa bị ngứa da đầu sau khi nhuộm tóc
Nhuộm tóc đang là xu hướng làm đẹp chung, nhưng để đảm bảo an toàn và tránh tình trạng ngứa da đầu sau khi nhuộm tóc, chuyên gia đưa ra những lưu ý quan trọng dưới đây:
- Trước khi sử dụng thuốc nhuộm, bạn cần tìm hiểu kỹ bảng thành phần. Thông thường, các loại thuốc nhuộm cao cấp sẽ dùng thành phần khác để thay thế các hoạt chất gây hại, giúp bảo vệ tóc và da đầu tốt hơn. Đặc biệt, cần sử dụng các loại thuốc nhuộm chính hãng, còn hạn sử dụng, có nguồn gốc, nhãn mác rõ ràng.
- Trước khi nhuộm tóc, nên thử thuốc trước ở một vùng da nhỏ để tránh tình trạng dị ứng, kích ứng gây ngứa, mẩn đỏ, đau rát da đầu. Nếu đã có tiền sử dị ứng với các chất nhuộm tóc nào đó, nên thông báo trước với thợ nhuộm để được chuyển loại thuốc khác.
- Tuyệt đối không nhuộm tóc nếu da đầu đang tổn thương. Đặc biệt, nếu da đầu nhạy cảm, chỉ nên nhuộm trong trường hợp cần thiết và tránh để thuốc nhuộm chạm trực tiếp xuống chân tóc và da đầu.
- Không nên cùng một lúc thực hiện duỗi tóc, ép tóc và nhuộm tóc. Điều này khiến da chịu nhiều tác động từ hóa chất nên dễ gây dị ứng, ngứa ngáy và đau rát khó chịu.
- Khoảng cách giữa 2 lần nhuộm liên tiếp được khuyến nghị là 6 tháng, không nên thực hiện nhuộm quá gần nhau. Với những người thường xuyên nhuộm, nên thực hiện hấp dầu tóc 1 lần/tháng để mái tóc trở suôn mượt hơn.
- Khi vừa nhuộm tóc xong, cần bảo vệ da đầu khỏi ánh nắng mặt trời để ngăn tia UV chiếu trực tiếp khiến da tổn thương.
- Sau khi nhuộm, cần áp dụng chế độ chăm sóc tóc đặc biệt như gội đầu bằng các loại dầu gội, dầu xả chuyên dụng giúp dưỡng ẩm và giữ màu tóc. Ưu tiên chọn sản phẩm có thành phần chiết xuất từ dược liệu tự nhiên để đảm bảo độ lành tính cho da đầu.
- Nếu việc nhuộm tóc là nhu cầu cần thiết cho công việc hoặc nhu cầu cuộc sống, bạn cần đến phòng khám da liễu để tiến hành xét nghiệm và xác định chính xác chất gây dị ứng trong hóa chất. Từ đó sẽ tránh xa các sản phẩm thuốc nhuộm chứa những thành phần này.
Trên đây là thông tin về tình trạng nhuộm tóc bị ngứa da đầu. Tuy không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến tinh thần và sinh hoạt hằng ngày. Do đó, để tránh ngứa ngáy,đau rát da đầu, bạn cần lựa chọn kỹ những sản phẩm thuốc nhuộm chất lượng và đến các salon uy tín để thực hiện. Trong trường hợp bị ngứa da đầu sau khi nhuộm, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và dược sĩ để được hướng dẫn điều trị phù hợp.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!