Da Bị Nổi Sần Như Da Gà Và Ngứa Là Bệnh Gì? Điều Trị Thế Nào

Da bị nổi sần như da gà và ngứa là tình trạng da liễu khá phổ biến. Bệnh không nguy hiểm nhưng nó lại gây khó chịu, ảnh hưởng tới thẩm mỹ, khiến người bệnh cảm thấy tự ti. Vậy nguyên nhân bị ngứa da nổi sần là gì? Điều trị như thế nào? Cùng DrVitamin tìm hiểu về vấn đề này trong nội dung bài viết sau đây.

Tìm hiểu về hiện tượng da bị nổi sần như da gà và ngứa

Tình trạng da bị nổi sần như da gà và ngứa là một trong những dấu hiệu phổ biến của các bệnh da liễu. 

Da bị nổi sần như da gà và ngứa là dấu hiệu của bệnh da liễu
Da bị nổi sần như da gà và ngứa là dấu hiệu của bệnh da liễu

Người bệnh bị da bị nổi sần như da gà và ngứa sẽ gặp phải các dấu hiệu nhận biết như sau: 

  • Da thô ráp xuất hiện các vết sần sùi.
  • Da bị nổi mẩn ngứa, khô da, vị trí xuất hiện thường ở cánh tay, chân, mông.
  • Làn da bị sưng tấy vào mùa đông, khi thời tiết hanh khô.
  • Làn da dễ bị đổi màu thành màu đỏ, nâu, trắng.

Bất cứ đối tượng nào cũng có thể gặp phải tình trạng này, tuy nhiên nó xảy ra phổ biến hơn ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên. Để biết được phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả, người bệnh cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh là gì. Do đó bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và chẩn đoán chính xác bệnh.

Da bị nổi sần như da gà, ngứa ngáy là dấu hiệu của bệnh gì?

Làn da xuất hiện tình trạng nổi sần như da gà rất có thể là dấu hiệu của một trong các bệnh lý viêm da dưới đây:

  • Viêm nang lông: Đây là một bệnh lý phổ biến do lỗ chân lông bị các loại vi khuẩn và vi nấm tấn công. Kết hợp với mồ hôi, bụi bẩn và tế bào chết khiến cho da bị viêm ngứa, chảy dịch và nổi sần. 
  • Mề đay mẩn ngứa: Da bị nổi sần như da gà và ngứa có thể là triệu chứng của nổi mề đay. Người bệnh sẽ cảm nhận được cơn ngứa ngáy dữ dội. Một số trường hợp nghiêm trọng còn xuất hiện tình trạng nhiễm trùng da.
  • Dị ứng thời tiết: Việc thay đổi thời tiết đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại khiến cơ thể không kịp thích nghi. Từ đó dẫn tới tình trạng nổi sần như da gà và ngứa. Trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể xuất hiện tình trạng da bị phồng rộp, sưng tấy, đau rát,…
  • Viêm da cơ địa: Người bệnh bị viêm da cơ địa sẽ có triệu chứng như nổi mẩn đỏ sần sùi trên da, ngứa ngáy, da khô nẻ,… càng gãi thì tình trạng bệnh lại càng nghiêm trọng và có xu hướng lây lan sang những vùng da xung quanh.
  • Bệnh ghẻ: Những người bị ghẻ sẽ có hiện tượng da tróc vảy và ngứa ngáy. Vì vậy nếu bạn nhận thấy làn da bị ngứa da nổi sần thì rất có thể bạn đã bị mắc bệnh ghẻ.
  • Dày sừng nang lông: Đây là bệnh lý hình thành do lớp tế bào sừng của da phát triển quá mức. Nếu không tẩy tế bào chết thường xuyên, các lớp sừng này sẽ dày cộm, gây bít tắc lỗ chân lông và gây viêm nhiễm, ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ như da gà.
  • Nhiễm giun sán, ký sinh trùng: Đôi khi tình trạng da bị nổi sần như da gà và ngứa xuất phát từ việc người bệnh bị nhiễm giun sán và ký sinh trùng. Biểu hiện của tình trạng này đó là da bị ngứa dữ dội, nổi mẩn đỏ, nổi da gà.
  • Rôm sảy: Hiện tượng này thường xảy ra ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Nguyên nhân là bởi trẻ thường tiết ra nhiều mồ hôi, chúng sẽ ứ đọng trên da và gây tắc nghẽn. Từ đó hình thành các nốt mụn nước mọc li ti, ửng đỏ, gây ngứa ngáy, khó chịu.
  • Bệnh bạch huyết: Khi bạch huyết càng sưng to khi các triệu chứng như ngứa ngáy, sưng đỏ lại càng trở nên nghiêm trọng. Ngoài ra, người bệnh còn xuất hiện thêm các triệu chứng khác như khó thở, tức ngực, sốt, ho liên tục.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng da bị nổi sần như da gà và ngứa
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng da bị nổi sần như da gà và ngứa

Yếu tố khởi phát bệnh nổi sần như da gà

Những trường hợp da bị nổi sần như da gà và ngứa thường do sự tích tụ quá mức của các keratin trong nang lông. Từ đó gây bít tắc, hình thành lớp sần sùi, gồ ghề trên da. Dưới đây là những yếu tố khởi phát bệnh mà bạn cần nắm rõ:

  • Những người có làn da khô bẩm sinh hoặc bị chàm da.
  • Người bị thừa cân, béo phì.
  • Do yếu tố di truyền trên nhiễm sắc thể thường.
  • Trường hợp bị sốt nóng khi vào hè.
  • Nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh da liễu cao hơn nam giới.
  • Trẻ em và thanh thiếu niên có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn người trưởng thành và người cao tuổi.
  • Người có làn da trắng cũng dễ bị ngứa da nổi sần hơn so với người da ngăm đen.

Da bị nổi sần như da gà có nguy hiểm không? Có lây không?

Hầu hết các trường hợp da bị nổi sần như da gà và ngứa đều không gây nguy hiểm đến sức khỏe hay tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên nó lại có ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ, khiến người bệnh cảm thấy tự ti.

Ngoài ra, đây cũng là một căn bệnh da liễu hoàn toàn không có sự lây nhiễm. Tình trạng này xuất phát chủ yếu do cơ địa nên sẽ không lây từ người này sang người khác ngay cả khi có những tiếp xúc trực tiếp.

Biện pháp điều trị da bị nổi sần như da gà và ngứa

Để điều trị tình trạng da bị nổi sần như da gà và ngứa, người bệnh có thể áp dụng những phương pháp như sau:

Sử dụng nguyên liệu tự nhiên

Cách cải thiện tình trạng da bị ngứa ngáy nổi sần bằng nguyên liệu tự nhiên là phương pháp được nhiều người áp dụng. Những mẹo này thực hiện khá đơn giản, lại vô cùng an toàn, lành tính, bạn có thể dễ dàng thực hiện tại nhà.

Sữa tươi, cám gạo: Cả hai nguyên liệu này đều có tác dụng dưỡng ẩm, cải thiện tình trạng khô da, bong tróc, sần sùi. Ngoài ra

 sữa tươi còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp nuôi dưỡng và tái tạo làn da mới khỏe mạnh hơn.

  • Người bệnh chuẩn bị 2 thìa cám gạo với một ít sữa tươi không đường.
  • Trộn đều sữa và cám gạo với nhau để tạo thành hỗn hợp nhuyễn mịn.
  • Vệ sinh vùng da bị bệnh sạch sẽ, sau đó thoa đều hỗn hợp lên da.
  • Giữ nguyên trên vùng da bị bệnh trong vòng 15-20 phút.
  • Sau đó bạn rửa lại bằng nước mát và lau khô bằng khăn bông mềm.
  • Thực hiện 1 lần/ngày cho đến khi khỏi bệnh.
Giảm ngứa ngáy, mẩn đỏ bằng sữa tươi và cám gạo
Giảm ngứa ngáy, mẩn đỏ bằng sữa tươi và cám gạo

Mật ong, bột yến mạch: Mật ong có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm, diệt khuẩn, giảm kích ứng, ngứa ngáy. Trong khi đó bột yến mạch lại có tác dụng làm dịu và phục hồi làn da bị tổn thương.

  • Người bệnh chuẩn bị 10g bột yến mạch và 1 thìa cà phê mật ong.
  • Trộn đều mật ong và yến mạch với nhau để tạo thành hỗn hợp đồng nhất.
  • Rửa sạch vùng da cần điều trị sau đó thoa hỗn hợp mật ong, yến mạch lên da.
  • Rửa sạch làn da sau khoảng 20 phút.
  • Áp dụng mỗi ngày 1 lần tình trạng da liễu sẽ dần thuyên giảm.

Dầu oliu, nước ép tỏi: Tỏi là nguyên liệu có khả năng kháng khuẩn, chống viêm cực mạnh. Trong khi đó dầu oliu lại chứa nhiều axit béo omega-3 và chất chống oxy hóa, giúp làm mềm da, dưỡng ẩm, chống khô ráp, hỗ trợ nuôi dưỡng làn da hiệu quả.

  • Người bệnh chuẩn bị 1 thìa dầu oliu, 1 thìa nước ép tỏi.
  • Trộn đều cả 2 nguyên liệu này với nhau để tạo thành hỗn hợp đồng nhất.
  • Thoa đều hỗn hợp dầu oliu và nước ép tỏi lên vùng da bị bệnh và giữ nguyên trong vòng 15 phút.
  • Sau khoảng 15 phút bạn hãy rửa sạch lại với nước mát.
  • Bôi cách ngày và sử dụng liên tục cho đến khi bệnh khỏi hoàn toàn.

Sử dụng thuốc Tây y

Người bệnh có thể dùng thuốc Tây y để cải thiện nhanh các triệu chứng khó chịu của bệnh. Một số loại thuốc tân dược được bác sĩ dùng phổ biến như:

  • Thuốc bôi chứa steroid: Nhóm thuốc này có chứa dẫn xuất của corticoid, giúp giảm ngứa ngáy và chống viêm hiệu quả. Tuy nhiên thuốc dễ gây tác dụng phụ nên không được khuyến khích dùng lâu dài.
  • Thuốc kháng sinh dạng bôi: Loại thuốc này được sử dụng trong trường hợp tác nhân gây bệnh và vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Công dụng chính của thuốc đó là ngăn ngừa viêm nhiễm, bội nhiễm. 
  • Thuốc bôi chứa AHA hoặc BHA: Nhóm thuốc bôi chứa acid có tác dụng bào mòn lớp sừng dày bên ngoài da và hỗ trợ sát trùng nhẹ. Nhóm thuốc này thường được sử dụng cho trường hợp bị dày sừng nang lông, vảy nến hoặc viêm da cơ địa.
  • Dung dịch DEP: Loại thuốc này được sử dụng để giảm ngứa và hạn chế tổn thương da do bệnh ghẻ hoặc nhiễm ký sinh trùng. Thuốc được bôi trên da với tần suất từ 2 – 3 lần/ngày.
  • Thuốc kháng histamin H1: Nhóm thuốc này có tác dụng giảm các triệu chứng ngứa da, nổi mề đay, da nổi sần đỏ. Tuy nhiên thuốc có thể gây tác dụng phụ như buồn ngủ và thiếu tập trung, vì thế người bệnh không nên dùng ban ngày.

Lưu ý: Người bệnh cần lưu ý dùng thuốc theo hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về điều trị để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc do bác sĩ chỉ định
Người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc do bác sĩ chỉ định

Khi nào đến gặp bác sĩ?

Thông thường tình trạng da nổi sần như da gà không ngứa hoàn toàn có thể tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên người bệnh vẫn cần đến gặp bác sĩ nếu xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Da có hiện tượng sưng nóng.
  • Các vết thương trên da bắt đầu chảy mủ, có hiện tượng viêm nhiễm.
  • Người bệnh sốt cao.
  • Đã áp dụng các mẹo điều trị tại nhà nhưng bệnh không thuyên giảm, thậm chí còn nặng thêm.

Lưu ý trong quá trình điều trị da khi bị ngứa da nổi sần

Để quá trình điều trị da bị nổi sần như da gà và ngứa đạt hiệu quả cao, người bệnh vẫn cần lưu ý những vấn đề sau: 

  • Điều chỉnh nhiệt độ nước: Việc tắm với nước quá nóng sẽ khiến làn da dễ bị khô ráp, bong tróc. Trong khi đó nếu bạn tắm với nước quá lạnh sẽ làm cho da dễ bị kích ứng và mẩn ngứa. Vì vậy bạn nên điều chỉnh nhiệt độ nước vừa đủ để giúp lỗ chân lông giãn nở và thông thoáng hơn.
  • Tránh tiếp xúc với ánh nắng: Tia UV trong ánh nắng mặt trời có thể gây ra rất nhiều vấn đề về da liễu. Không chỉ khiến da bị cháy nắng, bong tróc, sạm đen, nhanh lão hóa và tăng nguy cơ bị ung thư da. Vì vậy người bệnh nên bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài, kết hợp sử dụng thêm khẩu trang, mũ, áo chống nắng,…
  • Bôi kem dưỡng ẩm: Các loại kem dưỡng ẩm có tác dụng cấp nước nhanh chóng cho làn da bị khô, giảm hiện tượng bong tróc, dày sừng và ngứa ngáy. Ngoài ra, hoạt chất glycerin trong các dòng kem dưỡng cũng giúp làm giảm sưng tấy, mang đến cho bạn làn da ẩm mượt hơn.
  • Tẩy tế bào chết định kỳ: Tế bào chết có thể gây bít tắc lỗ chân lông, khiến làn da của bạn kém mịn màng. Vì vậy bạn nên tẩy tế bào chết định kỳ mỗi tuần 1-2 lần để ngăn ngừa các bệnh về da liễu.
  • Không cào gãi: Việc cào gãi khi da bị ngứa sẽ làm tăng nguy cơ bị tổn thương da, dẫn đến trầy xước, chảy máu. Đặc biệt bàn tay hay móng tay cũng chứa nhiều vi khuẩn, có thể gây nhiễm trùng tại vị trí bị bệnh.
  • Không mặc quần áo bó sát: Những loại quần áo bó sát sẽ khiến làn da bị bí bách, dễ đổ mồ hôi, làm bít tắc lỗ chân lông. Từ đó khiến cho da bị nổi sần như da gà và ngứa. Vì vậy bạn nên mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi, chất liệu thấm hút mồ hôi.
  • Ăn uống hợp lý: Bệnh nhân gặp phải các vấn đề da liễu nên tích cực ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, uống nhiều nước để cải thiện sức đề kháng và tăng độ đàn hồi cho da, giúp bệnh nhanh được cải thiện.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm: Khi thời tiết trở nên hanh khô, người bệnh nên sử dụng thiết bị tạo độ ẩm để giúp làn da luôn được ẩm mượt.

Trên đây là những thông tin về tình trạng da bị nổi sần như da gà và ngứa. Hy vọng những chia sẻ này từ DrVitamin sẽ giúp bạn đọc có thêm được nhiều kiến thức. Từ đó giúp quá trình chăm sóc và điều trị bệnh được hiệu quả hơn.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tiểu Đường Bị Ngứa Da Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Tiểu Đường Bị Ngứa Da Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Tiểu đường là căn bệnh gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, trong đó tình trạng ngứa ngáy trên da. Trong một nghiên cứu vào…
Bị Ngứa Da Vào Ban Đêm: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Hiệu Quả

Bị Ngứa Da Vào Ban Đêm: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Hiệu Quả

Bị ngứa da vào ban đêm không chỉ đơn giản gây cảm giác khó chịu bứt rứt ngoài da, đây còn là dấu hiệu cảnh…
Nhuộm Tóc Bị Ngứa Da Đầu Do Đâu? Cách Xử Lý Và Phòng Ngừa

Nhuộm Tóc Bị Ngứa Da Đầu Do Đâu? Cách Xử Lý Và Phòng Ngừa

Nhu cầu nhuộm tóc làm đẹp đang ngày càng có xu hướng gia tăng, đặc biệt ở nữ giới. Tuy nhiên, có không ít người…
Peel Da Xong Bị Ngứa Có Sao Không? Cách Chăm Sóc Phục Hồi

Peel Da Xong Bị Ngứa Có Sao Không? Cách Chăm Sóc Phục Hồi

Có rất nhiều người sau khi peel da xong bị ngứa ngáy, khó chịu. Vậy tại sao xuất hiện tình trạng này trên da? Nguy…
Ngứa Da Vào Mùa Đông: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Ngứa Da Vào Mùa Đông: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Ngứa ngáy là triệu chứng thường bắt gặp ở nhiều người mỗi khi thời tiết trở lạnh. Tình trạng này khởi phát do rất nhiều…
Ngứa Da Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Cách Xử Lý Thế Nào?

Ngứa Da Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Cách Xử Lý Thế Nào?

Hiện tượng ngứa da sau khi tắm cho thấy làn da của bạn đã bị kích ứng với một yếu tố dị nguyên nào đó.…
Vùng Da Quanh Mắt Bị Khô Ngứa: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Vùng Da Quanh Mắt Bị Khô Ngứa: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Vùng da quanh mắt bị khô ngứa gây khó chịu, ảnh hưởng đến tinh thần và các hoạt động hằng ngày. Đây có thể là…
Bị Ngứa Vùng Bụng Là Bệnh Gì? Hướng Dẫn Điều Trị Hiệu Quả

Bị Ngứa Vùng Bụng Là Bệnh Gì? Hướng Dẫn Điều Trị Hiệu Quả

Ngứa da ở vùng bụng là hiện tượng thường gặp có thể xảy ra với bất kỳ ai. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến…
Chia sẻ
Bỏ qua