Lupus Ban Đỏ

Bệnh lupus ban đỏ được xếp vào nhóm bệnh tự miễn, có thể dẫn đến những biến chứng nặng nề trên khắp các cơ quan trong cơ thể và thậm chí đe dọa đến tính mạng. Do đó, chủ động tìm hiểu các thông tin liên quan đến bệnh lý này rất quan trọng trong hỗ trợ phòng ngừa và có phương án điều trị kịp thời nếu không may mắc phải.

Lupus ban đỏ là bệnh gì? Có mấy loại?

Lupus ban đỏ là bệnh tự miễn, xảy ra khi cơ thể tự sản xuất kháng thể tấn công vào các mô và tế bào của cơ quan, ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trên cơ thể.

Cụ thể, cơ chế gây bệnh như sau: Hệ miễn dịch có vai trò là hàng rào bảo vệ chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus hoặc các tác nhân lạ khác. Tuy nhiên, hệ thống miễn dịch của bệnh nhân bị lupus ban đỏ tưởng nhầm mô của cơ thể cũng là yếu tố lạ nên đã phản ứng và tạo kháng thể tấn công, chống lại chính các tế bào này.

Hình ảnh bệnh lupus ban đỏ
Hình ảnh bệnh lupus ban đỏ

Hiện tại, lupus ban đỏ được phân chia thành 2 dạng chính:

  • Lupus ban đỏ hệ thống (SLE): Đây là dạng phổ biến nhất, có thể cùng lúc gây viêm và ảnh hưởng đến 1 hoặc nhiều cơ quan trên cơ thể như thận, tim, phổi, da, khớp,...
  • Lupus ban đỏ dạng đĩa (DLE): Thể bệnh này chỉ ảnh hưởng đến da mặt và da đầu với đặc trưng là các tổn thương hình tròn không đau ngứa.
  • Lupus ban đỏ bán cấp: Có đặc trưng là phát ban với các vết viêm loét màu đỏ, thành mảng hoặc hình vòng, tập trung nhiều tại lưng, cánh tay, ngực và lan đến mông mà không ảnh hưởng đến mặt hay da đầu.
  • Lupus do thuốc: Đây là bệnh gây ra do một số loại thuốc như Hydralazine (thuốc huyết áp cao), Procainamide (thuốc điều trị rối loạn nhịp tim), Minocycline (kháng sinh chữa bệnh về da), Isoniazid (thuốc trị lao),...
  • Lupus sơ sinh: Thể bệnh này xảy ra do di truyền từ bố mẹ, đặc trưng bé mới sinh sẽ bị phát ban da, các vấn đề về da hoặc lượng tế bào máu thấp. Tuy nhiên, các triệu chứng này có thể biến mất hoàn toàn sau 6 tháng.

Nguyên nhân gây lupus ban đỏ 

Các chuyên gia cho biết nguyên nhân lupus ban đỏ vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng, tuy nhiên đã xác định được một số yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh.

  • Di truyền: Những người trong gia đình có ông bà, cha mẹ hay anh chị em mắc bệnh lupus ban đỏ chắc chắn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người khác.
  • Do nội tiết: Hormone sinh dục estrogen, prolactin khiến gia tăng tỷ lệ mắc bệnh và khiến mức độ bệnh nghiêm trọng hơn. Vậy nên, bệnh thường khởi phát ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản.
  • Môi trường sống: Các tác nhân từ môi trường làm tăng nguy cơ phát bệnh như vi khuẩn, virus, bức xạ tia cực tím, hóa chất, chất gây ô nhiễm, khói thuốc lá,...

Các dấu hiệu bệnh lupus ban đỏ là gì?

Bệnh gây tổn thương hầu hết các cơ quan trong cơ thể, những triệu chứng lupus ban đỏ phổ biến như sau:

  • Phát ban da: Lupus ban đỏ triệu chứng trên da là phát ban dạng cánh bướm hoặc dạng đĩa, tập trung nhiều ở khu vực mũi và gò má. Ngoài ra trên da có thể xuất hiện bọng nước, niêm mạc miệng và họng lở loét. Các triệu chứng này nghiêm trọng hơn khi tiếp xúc với ánh mặt trời.
  • Sưng đau khớp: Các khớp chân tay, mắt cá chân,... bị viêm đau, sưng cứng, đặc biệt là vào buổi sáng.
  • Rụng tóc: Bệnh khiến tóc khô xơ, dễ gãy rụng và hình thành vết hói trên đầu.

Lupus ban đỏ triệu chứng trên da là phát ban dạng cánh bướm hoặc dạng đĩa
Lupus ban đỏ triệu chứng trên da là phát ban dạng cánh bướm hoặc dạng đĩa

  • Đau ngực: Người bệnh có cảm giác đau ngực khi hít thở sâu hoặc ho, đây là dấu hiệu khi sắp biến chứng viêm màng phổi.
  • Mệt mỏi, xanh xao: Đa số người bệnh lupus đều bị thiếu máu khiến cơ thể xuất hiện dấu hiệu như mệt mỏi, xanh xao, môi tái nhợt.
  • Giảm trí nhớ: Bệnh gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, khiến người bệnh co giật, đau đầu dữ dội, suy giảm trí nhớ, mất trí nhớ, rối loạn phương hướng.
  • Tiểu đục, tiểu ra máu: Lupus ban đỏ tấn công vào thận gây viêm thận, người bệnh xuất hiện triệu chứng tiểu đục, tiểu ra máu.

Lupus ban đỏ nguy hiểm không?

Bác sĩ khẳng định lupus ban đỏ là bệnh lý rất nguy hiểm, nếu điều trị muộn sẽ gây biến chứng ảnh hưởng đến toàn bộ cơ quan trên cơ thể như sau:

  • Biến chứng mạch máu: Người bệnh có nguy cơ mắc bệnh đông máu, tắc mạch máu, viêm thành mạch.
  • Phổi: Biến chứng của bệnh gây viêm phổi, viêm màng phổi, tràn dịch màng phổi, xuất huyết phổi, thuyên tắc phổi.
  • Tim mạch: Lupus ban đỏ dẫn đến tổn thương van 2 lá, van 3 lá, viêm màng ngoài tim, xơ hóa màng ngoài tim, viêm cơ tim.
  • Thận: Đây là biến chứng phổ biến khiến người bệnh tử vong do tổn thương mô thận dẫn đến suy thận, thận mất hoàn toàn chức năng lọc máu, thải độc.
  • Biến chứng khi mang thai: Trường hợp phụ nữ mang thai bị lupus ban đỏ sẽ tăng nguy cơ tiền sản giật, sinh non, thậm chí sảy thai.
  • Hệ tạo máu: Bệnh lupus ban đỏ gây chứng thiếu máu và xuất huyết, tình trạng này kéo dài sẽ làm suy giảm chức năng của các hệ cơ quan. Đồng thời tăng nguy cơ xuất huyết não, chèn ép não gây tử vong.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Để tránh bệnh diễn biến nghiêm trọng, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện, phòng khám chuyên khoa gặp bác sĩ khi xuất hiện các triệu chứng như:

  • Phát ban (đặc biệt trên mặt) không rõ nguyên nhân, nhạy cảm với ánh sáng.
  • Sốt cao, uể oải, mệt mỏi.
  • Đau khớp và đau cơ.
  • Nhức đầu, chóng mặt.
  • Lở miệng, rụng tóc.
  • Mệt mỏi, sốt cao, không có khẩu vị.

Chẩn đoán bệnh lupus ban đỏ

Chẩn đoán lupus ban đỏ hệ thống tại bệnh viện, phòng khám được thực hiện thông qua nhiều xét nghiệm chuyên sâu. Sau khi thăm khám lâm sàng, trao đổi cùng bác sĩ về tiền sử bệnh lý, thói quen sinh hoạt, triệu chứng hiện tại,... bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm thích hợp như:

  • Xét nghiệm kháng thể kháng nhân (ANAs): Đây là xét nghiệm đặc hiệu Biomarker nhằm tìm kiếm các kháng thể protein do hệ thống miễn dịch cơ thể tạo ra để chống lại bệnh tật. Trường hợp ANA dương tính sẽ khẳng định mắc bệnh lupus ban đỏ.
  • Xét nghiệm máu: Bao gồm xét nghiệm công thức máu toàn bộ CBC, xét nghiệm kháng thể, kiểm tra thời gian đông máu để đo chỉ số máu, tìm hiểu hệ thống miễn dịch đang tấn công mô khỏe mạnh không.

Xét nghiệm máu phát hiện bệnh lupus ban đỏ
Xét nghiệm máu phát hiện bệnh lupus ban đỏ

  • Sinh thiết: Tiến hành sinh thiết da hoặc thận bằng cách lấy mẫu mô thông qua kim hoặc qua vết rạch nhỏ để kiểm tra chi tiết dưới kính hiển vi.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Nhằm theo dõi chức năng gan thận, kiểm tra mức độ protein trong nước tiểu có tăng hay không.
  • Chẩn đoán hình ảnh: Chụp Xquang ngực hoặc siêu âm tim sẽ được chỉ định nhằm xác định bệnh lupus và mức độ ảnh hưởng của bệnh đến các cơ quan khác.

Cách điều trị lupus ban đỏ

Để điều trị bệnh lupus ban đỏ hệ thống và các thể lupus khác, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc hoặc chữa bằng tế bào gốc tùy từng tình trạng.

Thuốc Tây chữa lupus ban đỏ

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị lupus ban đỏ, các loại thuốc được sử dụng nhằm giảm triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng. Cụ thể như sau:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Bao gồm naproxen, ibuprofen,... được sử dụng trong điều trị các triệu chứng bệnh lupus gây ra như sốt cao, đau đớn và sưng viêm. Một số tác dụng phụ của thuốc gồm chảy máu dạ dày, tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch và bệnh thận.
  • Thuốc corticosteroid: Phổ biến là prednisone, được chỉ định trong trường hợp bệnh tiến triển nặng gây tổn thương nội tạng. Nhóm thuốc corticosteroid có thể gây một số tác dụng phụ như loét dạ dày tá tràng, rạn da, ức chế tuyến thượng thận, tăng đường máu, loãng xương, tăng nguy cơ nhiễm trùng,...
  • Thuốc chống sốt rét: Như hydroxychloroquine (Plaquenil), thuốc có tác dụng kiểm soát một số triệu chứng do bệnh lupus gây ra như phát ban, đau khớp, lở loét miệng, mệt mỏi. Tuy nhiên, nhóm thuốc này cũng có tác dụng phụ và gây khó chịu cho dạ dày và tăng nguy cơ tổn thương võng mạc mắt.
  • Kháng thể đơn dòng: Bao gồm như rituximab (Rituxan), belimumab (Benlysta) có tác dụng ức chế hoạt động của tế bào bạch cầu, nhờ đó giảm lượng kháng thể tự tạo trong cơ thể. Điều này giúp giảm các triệu chứng của bệnh lupus.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Phổ biến là Azathioprine (Imuran), Cyclophosphamide (Endoxan), Cyclosporine (Sandimmun),... Nhóm thuốc này được chỉ định cho trường hợp người bệnh không đáp ứng với thuốc Corticosteroid đơn thuần.

Chữa lupus bằng tế bào gốc

Các chuyên gia đã nghiên cứu và tìm ra phương pháp dùng tế bào gốc chữa lupus ban đỏ mức độ nặng, không đáp ứng thuốc Tây y. Đây là phương pháp ức chế sự tái phát bệnh, làm lành tổn thương và giúp bệnh nhân điều dưỡng bằng liệu pháp sinh học. 

Chữa lupus bằng tế bào gốc
Chữa lupus bằng tế bào gốc

Để tiến hành chữa lupus bằng tế bào gốc, chuyên gia đã tiến hành tách tế bào gốc tủy xương từ máu của bệnh nhân, sau đó phát triển thành tế bào miễn dịch. Tiếp theo dùng hóa chất liều cao phá huỷ phản ứng miễn dịch đang hình thành trong cơ thể. Cuối cùng, tiến hành tiêm trực tiếp tế bào gốc vào cơ thể qua tĩnh mạch.

Chữa lupus bằng tế bào gốc có ưu điểm là hạn chế tối đa các tác dụng phụ của thuốc, đảm bảo an toàn cho người bệnh và ngăn ngừa tái phát dai dẳng. Tuy nhiên, phương pháp này cần được tiến hành tại các bệnh viện uy tín để đảm bảo hiệu quả và tránh nhiễm trùng.

Đông y chữa lupus ban đỏ

Trong Đông y có nhiều bài thuốc được ứng dụng trong điều trị lupus ban đỏ hiệu quả. Các bài thuốc này có cơ chế điều trị từ bên trong cơ thể, đồng thời bồi bổ các tạng, giúp thuyên giảm các triệu chứng bệnh và giảm thiểu tái phát.

Bài thuốc 1

Đây là bài thuốc được dùng trong điều trị lupus ban đỏ dạng đĩa, có tác dụng dưỡng huyết, tư âm, nhuận da.

  • Dược liệu: Thục địa 16g, sơn thù 12g, trạch tả 12g, hoài sơn 12g, phục linh 12g, đan bì 12g.
  • Cách sắc thuốc: Rửa sạch các vị thuốc trên, cho vào ấm sắc với 1 lít nước. Sau khi sôi, chắt ra cốc và chia làm 2 - 3 lần uống trong ngày.

Bài thuốc 2

Bài thuốc này được dùng trong điều trị lupus ban đỏ với triệu chứng nổi bật như da ứ huyết, phát ban, đau sườn, chán ăn, lưỡi đỏ. 

  • Dược liệu: Chuẩn bị sài hồ 12g, đương quy 12g, bạch thược 12g, bạch truật 12g, phục linh 12g, hồng hoa 12g, cát cánh 8g, chỉ xác 12g, xích thược 12g, cam thảo 6g, đào nhân 10g, bạc hà 24g, xuyên khung 8g.
  • Cách sắc thuốc: Cho toàn bộ lượng dược liệu trên vào ấm đun với 6 bát nước. Đợi đến khi thuốc sôi và cạn chỉ còn 3 bát thì tắt bếp. Chia thuốc thành 3 phần uống trong ngày.

Bài thuốc 3

Bài thuốc được chỉ định cho trường hợp có triệu chứng đau nhói ngực, tức ngực, khó ngủ, người bứt rứt, miệng khô, sắc mặt tái nhợt, sợ lạnh, lưỡi trắng. 

  • Dược liệu: Nhân sâm 16g, mạch môn 16g, phục linh 24g, ngũ vị tử 5g, bạch truật 12g, quế chi 18g, cam thảo 6g.
  • Cách sắc thuốc: Rửa sạch các vị thuốc trên, để ráo rồi cho vào ấm đun với 1 lít nước. Sau khoảng 30 phút, thuốc sôi sẽ tắt bếp và chia lượng nước thuốc thành 3 phần uống trong ngày.

Trong Đông y có nhiều bài thuốc được ứng dụng trong điều trị lupus ban đỏ hiệu quả
Trong Đông y có nhiều bài thuốc được ứng dụng trong điều trị lupus ban đỏ hiệu quả

Bài thuốc 4

Bài thuốc này kết hợp các dược liệu như phục linh, thược dược, sinh khương, bạch trật, hắc phụ tử nhằm điều trị lupus ban đỏ với triệu chứng sốt nhẹ, đau nhức khớp, thưa tóc, sợ lạnh, mệt mỏi, tiểu ít, tắt kinh, ra mồ hôi trộm.

  • Dược liệu: Phục linh 12g, thược dược 12g, bạch truật 8g, sinh khương 12g, hắc phụ tử 10g.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch các vị thuốc trên, sau đó cho vào ấm đun với 5 bát nước trên lửa nhỏ. Đợi khi cạn chỉ còn 1 nửa thì tắt bếp và chắt ra cốc, uống 2 - 3 lần/ngày.

Bài thuốc 5

Điều trị lupus với triệu chứng phát ban, da đỏ sẫm, sốt kéo dài, môi miệng khô, ù tai, hoa mắt, ra mồ hôi trộm, chân tay đau. 

  • Dược liệu: Thục địa 16g, sơn thù 12g, trạch tả 12g, hoài sơn 12g, phục linh 12g, đan bì 12g.
  • Cách sắc thuốc: Đem rửa sạch những vị thuốc đã chuẩn bị, cho vào ấm đun với 1 lít nước. Khi nước thuốc sôi sẽ chia thành 3 phần để uống trong ngày.

Hướng dẫn phòng ngừa lupus phát ban đỏ bùng phát

Do lupus ban đỏ là bệnh tự miễn không thể phòng ngừa, tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể thực hiện các biện pháp dưới đây để giảm thiểu và kiểm soát các đợt bùng phát bệnh.

  • Sử dụng thuốc điều trị lupus theo đúng hướng dẫn của bác sĩ về liệu trình, liều uống.
  • Người bị lupus ban đỏ hoặc có nguy cơ mắc bệnh cần tránh ánh nắng trong khoảng thời gian 10 giờ sáng - 4 giờ chiều, đồng thời bôi kem chống nắng hằng ngày, có phương pháp che chắn khi phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
  • Có phương pháp thư giãn, tránh căng thẳng kéo dài để ngăn ngừa bùng phát lupus ban đỏ.
  • Tập thể dục hằng ngày để cơ thể khỏe mạnh, tăng cường đề kháng nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể.
  • Bổ sung các thực phẩm bổ dưỡng như trái cây, rau củ tươi, ngũ cốc dinh dưỡng để tăng cường vitamin, khoáng chất và các hoạt chất cần thiết cho cơ thể.
  • Tái khám theo đúng lịch hẹn để bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán tình trạng bệnh, từ đó điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp.

Trên đây là kiến thức liên quan đến bệnh lý lupus phát ban đỏ do chuyên gia Dr.Vitamin cung cấp. Qua đó, độc giả có thêm kiến thức hữu ích trong phòng ngừa và điều trị bệnh lý tự miễn nguy hiểm này.

Câu hỏi thường gặp

Nổi Mề Đay Kiêng Gì?

Nổi mề đay kiêng gì là từ khóa được nhiều người tìm kiếm khi không may mắc phải bệnh lý da liễu này. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống sinh hoạt và công việc của người mắc. Để tránh bệnh trở nặng, người...

Nổi Mề Đay Có Kiêng Gió Không?

Nổi mề đay có kiêng gió không là câu hỏi thắc mắc của nhiều bạn đang gặp tình trạng da liễu này. Bệnh lý có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi với những triệu chứng điển hình như ngứa ngáy, nổi mẩn cực kỳ khó chịu. Nhiều người thường...

Có Nên Đi Spa Nặn Mụn Ẩn?

Áp dụng các công nghệ, liệu pháp tân tiến, hiện đại tại spa nhằm điều trị mụn ẩn sâu dưới da mang đến hiệu quả cao và an toàn, tuy nhiên cũng đi kèm chi phí cao hơn so với các phương pháp khác khiến nhiều người ngần ngại. Vậy...

Mụn Trứng Cá Có Tự Hết Không?

Mụn trứng cá là cơn ác mộng của rất nhiều người, nhất là đối với lứa tuổi thanh thiếu niên. Tình trạng này có thể gây viêm nhiễm, đau đớn, sưng tấy ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến làn da và thẩm mỹ. Vậy mụn trứng cá có tự hết...

Mụn Mủ Bị Vỡ Phải Làm Sao?

Mụn mủ trên mặt là vấn đề da liễu gây ám ảnh cho rất nhiều người, nhất là các chị em phụ nữ. Nhiều bạn rất lo lắng không biết mụn mủ bị vỡ phải làm sao để tránh nguy cơ bị nhiễm trùng và làm thế nào để da...

Bị Nám Da Không Nên Ăn Gì?

Người bị nám da mặt không nên ăn gì và nên ăn gì là những vấn đề chị em cần lưu ý. Nguyên nhân là do một chế độ ăn uống khoa học, đủ chất không chỉ hỗ trợ điều trị nám hiệu quả hơn mà còn giúp ngăn ngừa...

Bị Mụn Trứng Cá Nên Ăn Gì?

Mụn trứng cá là nỗi ám ảnh của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn nữ. Quá trình điều trị cũng phức tạp, đòi hỏi sự kiên trì và kết hợp nhiều phương pháp khác nhau. Ngoài dùng thuốc, chế độ ăn uống cũng góp phần quyết định đến...

Nổi Mề Đay Có Được Tắm Không?

Từ xa xưa, dân gian đã quan niệm người bị nổi mề đay hoặc một số bệnh da liễu khác thì không nên tắm. Vậy quan niệm này có đúng không, người bị nổi mề đay nên tắm lá gì nhanh khỏi? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để...

Bệnh liên quan

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *