Chóng Mặt Uống Panadol Được Không Và Những Lưu Ý Quan Trọng
Panadol Extra là loại thuốc có chứa paracetamol – một chất hạ sốt, giảm đau, cùng với caffeine là chất tăng cường tác dụng giảm đau của paracetamol. Trong một số trường hợp nhiều người khi chóng mặt uống panadol thấy có hiệu quả nên thường xuyên áp dụng phương pháp này. Tuy nhiên, đây chỉ là cách chữa truyền miệng, chưa được kiểm chứng cụ thể, vậy chóng mặt uống panadol được không, có gây ra tác dụng phụ không, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Khi bị chóng mặt uống panadol được không?
Trước tiên, để biết bị chóng mặt uống panadol được không thì chúng ta cần hiểu rõ về nguyên nhân dẫn đến chứng chóng mặt là gì và công dụng, tác động mà thuốc panadol mang lại. Cụ thể:
Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng chóng mặt sẽ giảm dần trong vòng vài phút, vài giờ và sẽ hết ngay sau khi bạn nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ. Thế nhưng nếu nó vẫn thường xuyên xảy ra mà không thuyên giảm thì có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau.
- Rối loạn tình đình: Do nhiều nguyên nhân như viêm dây thần kinh số 8 bởi virus, viêm tai giữa, thoái hoá… kèm theo các triệu chứng chóng mặt khi nằm, chóng mặt dữ dội, da tái xanh, buồn nôn, nôn mửa.
- Huyết áp thấp: Khiến máu không được cung cấp đầy đủ tới não, khiến người bệnh đứng không vững, choáng váng, đi kèm thở dốc khi vận động, khó thở…
- Thiếu máu, tuần hoàn máu kém: Khiến cơ thể không nhận được đủ máu giàu oxy, gây cảm giác mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, khó thở…
- Làm việc căng thẳng: Khi phải tập trung làm việc hoặc có áp lực, căng thẳng có thể dẫn tới tình trạng chóng mặt.
- Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc điều trị bệnh thần kinh, tim mạch, huyết áp… có thể gây ra tác dụng phụ là chóng mặt.
Trong khi đó panadol extra lại là loại thuốc có tác dụng trong điều trị các chứng bệnh liên quan đến đau nhẹ, đau vừa và hạ sốt như: Đau đầu, đau nửa đầu, đau cơ, đau bụng kinh, đau họng, đau cơ xương, đau răng, đau do viêm xương khớp, đau sau khi nhổ răng hoặc thực hiện các thủ thuật nha khoa, sốt và đau sau khi tiêm vacxin…
Như vậy, có thể thấy hiệu quả mà panadol extra mang lại chỉ có tác dụng đối với tình trạng chóng mặt do đau đầu hoặc hỗ trợ làm giảm triệu chứng do chóng mặt có nguồn gốc ngoại biên (rối loạn tiền đình, các bệnh ở tai) gây ra. Còn lại với các trường hợp chóng mặt nguồn gốc trung ương (xuất huyết não, rối loạn tuần hoàn não, u não, nhồi máu não, suy động mạch cột sống thân nền, nhiễm trùng não, xơ cứng rải rác…) thì thuốc hoàn toàn không có tác dụng.
Ngoài ra, nhiều người khi dùng panadol thấy hết tình trạng choáng váng có thể là hiện tượng tự nhiên của cơ thể, mà không phải là bởi tác dụng phụ của thuốc. Bởi thông thường chóng mặt chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn rồi biết mất.
Nếu bị chóng mặt đột ngột hoặc diễn ra thường xuyên thì bạn cần tìm chỗ nằm nghỉ, nghỉ ngơi một thời gian. Khi cảm thấy tạm ổn thì nên tới bệnh viện để thăm khám, tìm ra nguyên nhân và cách điều trị phù hợp. Hãy di chuyển nhẹ nhàng, thay đổi tư thế một cách từ từ, không đột ngột đứng, ngồi hoặc bật dậy vì có thể tăng nguy cơ ngã do chóng mặt hoa mắt khi đứng dậy.
Một số lưu ý cần nhớ khi bị chóng mặt
Khi bị chóng mặt, bạn cần nhớ một số giải pháp sau đây để chấm dứt tình trạng này nhanh chóng, đồng thời đảm bảo an toàn cho bản thân. Cụ thể:
- Đừng vội di chuyển hay cử động mạnh, thay vào đó hãy từ từ ngồi hoặc nằm xuống, nhắm mắt và bình tĩnh hít thở sâu để cung cấp lượng oxy cần thiết cho não bộ, giúp hệ thần kinh trung ương được thư giãn.
- Cơ thể mất nước có thể dẫn tới chóng mặt, do vậy hãy bù đắp nước bằng cách uống một ly nước lọc, đồng thời nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe.
- Vào thời điểm thấy chóng mặt hãy cố gắng nghỉ ngơi, thư giãn để phục hồi năng lượng.
- Lượng đường trong máu thấp có thể làm tăng cảm giác chóng mặt, vì vậy bạn nên ăn các món ăn nhẹ có đường hoặc carbohydrate cao như sữa chua, socola, chuối, trái cây nhiều nước, các loại hạt để cung cấp lại năng lượng.
Như vậy, chúng ta vừa cùng nhau giải đáp câu hỏi chóng mặt uống panadol được không. Đây là tình trạng khá phổ biến hiện nay và không quá nguy hiểm, tuy nhiên trong nhiều trường hợp đây lại là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó. Do vậy chúng ta không nên chủ quan, mà hãy tới bệnh viện để tìm ra nguyên nhân gây chóng mặt và có phương pháp điều trị kịp thời.
Dành riêng cho bạn: Chóng Mặt Khi Ngủ Dậy: Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh Tốt Nhất
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!