Chóng Mặt Uống Trà Đường Được Không? – Bác Sĩ Giải Đáp Chi Tiết
Chóng mặt là hiện tượng khá nhiều người từng gặp phải, khiến bạn cảm thấy môi trường xung quanh quay cuồng, bản thân mất thăng bằng và té ngã. Trong số đó, uống trà gừng là phương pháp dân gian được nhiều người truyền tai nhau để hạn chế và phòng ngừa tình trạng này. Vậy chóng mặt uống trà đường được không, có hiệu quả không, cùng Dr.Vitamin tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Giải đáp: Chóng mặt uống trà đường được không?
Chóng mặt uống trà đường được không là thắc mắc chung của rất nhiều người. Bởi thông thường, khi một người bị chóng mặt, những người xung quanh thường cho người bệnh uống nước đường và cơn chóng mặt sẽ dần cải thiện trong chốc lát. Vậy việc này là đúng hay sai?
Muốn biết “chóng mặt uống trà đường được không”, trước hết, bạn cần hiểu rõ về hiện tượng này. Chóng mặt (Vertigo) là hiện tượng cơ thể bị mất thăng bằng khiến người bệnh có cảm giác mình bị xoay vòng, hoặc thế giới xung quanh quay cuồng. Điều này có thể khiến bạn bị té, ngã hoặc đau đầu trong một khoảng thời gian nhất định. Bệnh này thường do:
- Tụt huyết áp: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới tình trạng chóng mặt. Khi huyết áp thấp, lượng máu không được cung cấp kịp thời tới não bộ, khiến não bị thiếu máu, thiếu oxy và khiến người bệnh bị chóng mặt đi kèm hoa mắt, mệt mỏi.
- Đau nửa đầu: Đây cũng là nguyên nhân gây chóng mặt thường gặp. Bệnh lý đau nửa đầu khiến thần kinh không vững vàng, khiến người bệnh dễ bị chóng mặt hoa mắt khi đứng dậy hoặc khi thay đổi tư thế đột ngột.
- Đa xơ cứng: Đây là một chứng bệnh liên quan tới rối loạn não bộ và tủy sống. Khi mắc bệnh, chức năng thần kinh sẽ bị giảm sút, hình thành sẹo trên lớp phủ ngoài các tế bào thần kinh.
- Đột quỵ: Đây là hiện tượng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do lượng máu cung cấp đến não bị gián đoạn hoặc một mạch máu trong não bị vỡ. Điều này khiến các tế bào não không được cung cấp đủ oxy và dinh dưỡng và dẫn tới hiện tượng chóng mặt.
- U não: Các khối u trong não hình thành và phát triển sẽ xâm lấn não, dẫn tới sự phối hợp không đồng bộ theo chuyển động cơ thể và khiến người bệnh bị chóng mặt, mất thăng bằng.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, việc uống trà đường có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây chóng mặt. Cụ thể, nếu người bệnh bị tụt huyết áp dẫn tới chóng mặt thì uống trà đường có tác dụng cải thiện tình triệu chứng chóng mặt hiệu quả. Bởi đường có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng hoặc giảm huyết áp.
Khi dung nạp đường vào cơ thể, nhịp tim sẽ tăng lên, kích thích khí huyết lưu thông, làm tăng huyết áp. Nhờ vậy, việc uống trà đường sẽ giúp ổn định huyết áp, làm giảm cảm giác chóng mặt, hoa mắt, đau đầu ngay tức thì.
Còn đối với các trường hợp chóng mặt do bệnh lý như đau nửa đầu, đa xơ cứng, đột quỵ, u não,… việc uống trà đường sẽ không mang lại tác dụng gì. Khi đó, muốn chấm dứt tình trạng chóng mặt triệt để, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị bệnh triệt để.
Lưu ý dành cho người bị chóng mặt
Bên cạnh việc giải đáp “chóng mặt uống trà đường được không”, nếu có các biểu hiện chóng mặt, hoa mắt, bạn cũng cần ghi nhớ một vài lưu ý sau:
- Các bác sĩ khuyến cáo rằng việc uống nước đường thường xuyên có thể làm gia tăng nguy cơ bị tiểu đường, mắc các bệnh lý về tim mạch, hại gan, thận,… Vì vậy, người bệnh cũng không nên lạm dụng phương pháp này để đẩy lùi cơn chóng mặt.
- Việc uống trà đường chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng chóng mặt khi ngủ dậy, chóng mặt tức thời, không mang lại hiệu quả dài lâu. Do đó, để chấm dứt chóng mặt hoàn toàn, không tái phát, bạn cần tiến hành thăm khám, xác định chính xác nguyên nhân và được tư vấn biện pháp điều trị bệnh lý kịp thời.
- Người bệnh cũng cần xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng hợp lý để nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa các bệnh lý gây chóng mặt. Không nên ăn các thực phẩm có tính lạnh, có thể làm hạ huyết áp như: Rau bina, cần tây, hạt hướng dương, dưa hấu, đậu xanh, đậu đỏ, tảo bẹ, hành tây.
- Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên cũng là cách kích thích tuần hoàn máu, ổn định huyết áp và phòng tránh chóng mặt hiệu quả.
- Tuyệt đối tránh xa các loại chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, cafe,… bởi chúng có thể gây ảnh hưởng không tốt tới hệ thần kinh và gia tăng nguy cơ bị chóng mặt.
Trên đây là một số thông tin giải đáp cho thắc mắc “chóng mặt uống trà đường được không”. Người bệnh không nên chủ quan mà hãy tiến hành thăm khám và có biện pháp khắc phục kịp thời, phòng tránh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Thông tin hữu ích: Chóng Mặt Khi Nằm: Nguyên Nhân Do Đâu Và Làm Sao Khắc Phục?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!