Chóng Mặt Khi Nằm
Chóng mặt khi nằm là hiện tượng phổ biến mà nhiều người gặp phải hiện nay. Hiện tượng này rất có thể là dấu hiệu cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm, do đó các bạn không nên chủ quan. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải thích về nguyên nhân dẫn đến hiện tượng khi nằm bị chóng mặt và hướng dẫn một số cách khắc phục hiệu quả.
Chóng mặt khi nằm là gì và nguyên nhân do đâu?
Chóng mặt là triệu chứng người bệnh cảm thấy mọi thứ xung quanh và bản thân bị xoay tròn, người mất thăng bằng, uể oải, hoặc buồn nôn. Theo các chuyên gia, nếu các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt này chỉ thỉnh thoảng xuất hiện và biến mất nhanh chóng thì đây chỉ là một tình trạng lành tính. Tuy nhiên, trong trường hợp chúng kéo dài trên 30 phút và thường xuyên lặp lại có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm liên quan đến hệ tiền đình. Bên cạnh đó, triệu chứng này còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh khác như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, thiếu máu, hay suy tim,...
Tình trạng chóng mặt khi ngồi, nằm xuống đứng lên bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó phổ biến nhất là các lý do sau đây:
Bị rối loạn tiền đình
Nếu các triệu chứng khi nằm chóng mặt chỉ thỉnh thoảng xuất hiện và nhanh chóng biến mất thì là tình trạng khá lành tính. Tuy nhiên kéo dài hơn thì có thể do tình trạng rối loạn tiền đình. Được biết đây là cơ quan cảm nhận sự thăng bằng của cơ thể, khi hệ thống này bị rối loạn, các bạn sẽ gặp phải tình trạng xây xẩm, chóng mặt và choáng váng mỗi khi nằm xuống hoặc đứng lên.
Chóng mặt khi nằm do thiếu máu lên não
Tình trạng thiếu máu cấp tính hay mãn tính đều là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị chóng mặt. Nguyên nhân là do khi thể tích tuần hoàn máu trong cơ thể và sự vận chuyển oxy đến máu bị giảm làm cơ thể khó hoạt động để có thể giữ thăng bằng. Điều này gián tiếp dẫn đến hiện tượng chóng mặt khi nằm ngửa.
Phản ánh của bệnh lý tim mạch
Tim là cơ quan quan trọng của cơ thể, nó cần hoạt động 24/24 để đảm bảo được chức năng bơm máu và oxy, cũng như các dưỡng chất đi nuôi các bộ phận bên trong cơ thể. Tuy nhiên, nếu cơ quan vận chuyển máu gặp vấn đề thì sẽ không cung cấp đủ máu lên não, từ đó ảnh hưởng đến các chức năng khác của cơ thể. Đồng thời dẫn đến tình trạng chóng mặt khi nằm, cũng như tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch.
Nếu như bạn gặp phải tình trạng trên cần theo dõi thêm. đặc biệt khi thấy xuất hiện đồng thời các triệu chứng như khó thở, nhịp tim không đều, vã mồ hôi, hoặc rối loạn tiêu hóa,... Bởi rất có thể cảnh báo đây là dấu hiệu mắc phải các bệnh lý tim mạch, cần được điều trị càng sớm càng tốt.
Nguyên nhân do đột quỵ
Đột quỵ là tình trạng máu ngừng cung cấp lên não bộ, từ đó tổn thương đến mạch máu não. Do vào thời gian này não không được cung cấp đầy đủ oxy, cũng như máu lên não, từ đó khiến bộ phận này không thể hoạt động. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm não không điều khiển được những cơ quan khác trong cơ thể, gây nên hiện tượng chóng mặt, kèm theo các triệu chứng khác như yếu tứ chi hay nửa người, đau đầu dữ dội,...
Tác dụng phụ của thuốc
Hiện nay, các loại thuốc điều trị tình trạng mất ngủ, choáng váng, chóng mặt,... có thể chứa các thành phần gây tác dụng phụ. Hơn nữa, tình trạng này càng dễ xảy ra nếu như người bệnh dùng thuốc không có sự kê đơn hoặc chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Trong trường hợp này các bạn nên đi khám để được tư vấn hướng xử lý phù hợp, thông thường chỉ cần thay thế bằng loại thuốc khác là được.
Rối loạn hô hấp gây chóng mặt khi nằm
Những vấn đề liên quan đến rối loạn đường hô hấp như phù phổi, hen, tắc nghẽn phổi cũng có thể dẫn đến tình trạng chóng mặt, buồn nôn. Nguyên nhân do khi hệ hô hấp hoạt động không tốt, cơ thể sẽ không được cung cấp đủ oxy, từ đó dẫn đến khó thở, chóng mặt.
Tuy nhiên, điều này cũng không thể hiện triệu chứng nằm xuống hoặc đứng lên bị chóng mặt là do bệnh tiền đình. Bởi khi thiếu máu não, stress và nghỉ ngơi không điều độ cũng làm cơ thể chúng ta có những biểu hiện này. Chính vì vậy để biết chính xác, các bạn nên đi khám tại những cơ sở uy tín và thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán cần thiết, từ đó nếu mắc bệnh sẽ nhanh chóng điều trị kịp thời.
Thoái hóa đốt sống cổ
Nếu các bạn ngồi sai tư thế trong một khoảng thời gian dài, các đốt sống cổ có thể bị ảnh hưởng và thoái hóa. Từ đó, những cơn đau kéo dài từ gáy lên đầu, hoặc từ cổ xuống bả vai sẽ dần xuất hiện. Đặc biệt nếu bệnh trở nặng, các bạn có thể bị tê liệt tay, làm gián đoạn quá trình lưu thông máu và dẫn đến các hiện tượng trên.
Hướng dẫn cách khắc phục tình trạng chóng mặt khi nằm
Việc điều trị các cơn chóng mặt khi nằm cần dựa trên nguyên nhân và triệu chứng cụ thể. Cụ thể một số cách cải thiện bao gồm:
Sử dụng thuốc
Nhiều người thường thắc mắc bị chóng mặt khi nằm xuống và đứng lên nên uống thuốc gì? Thông thường, các bạn sẽ được chỉ định các loại thuốc giảm chóng mặt như thuốc kháng cholinergic, histamin, hoặc các miếng dán chứa scopolamin,...
Bên cạnh đó, các loại thuốc chống buồn nôn, chống lo âu như diazepam, alprazolam, hay thuốc ngừa đau nửa đầu cũng sẽ được kê đơn tùy vào nguyên nhân gây chóng mặt.
Bấm huyệt giảm chóng mặt
Một số vị trí bấm huyệt tại cổ tay hoặc bàn chân có thể giúp cải thiện tình trạng chóng mặt khi nằm, hoặc đứng lên. Cụ thể:
- Bấm huyệt cổ tay: Xoa bóp bấm huyệt cổ tay là cách xử lý khi gặp tình trạng chóng mặt, đau đầu vô cùng hiệu quả, hơn nữa cách thực hiện cũng khá đơn giản. Theo đó, bạn chỉ cần nhấn vào vùng nằm ở cẳng tay bên trong, ở vị trí giữa 2 gân (độ rộng vùng này cỡ chừng 3 ngón tay). Day bấm huyệt này trong 4 - 5 giây để giảm triệu chứng chóng mặt, buồn nôn.
- Bấm huyệt bàn chân: Các bạn cũng có thể áp dụng cách này để trị chóng mặt khi nằm ngay tại nhà. Cụ thể nhấn vào vùng nhỏ trên bàn chân, ở vị trí giữa gốc ngón chân áp út và ngón chân út. Dùng ngón tay trỏ xoa bóp vào điểm này với cả 2 bên chân trong khoảng 30 giây để giảm cơn chóng mặt nhanh chóng.
Điều chỉnh chế độ sinh hoạt
Người bệnh cần đảm bảo có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, khoa học để ổn định lại hoạt động của hệ thần kinh nếu gặp tình trạng chóng mặt khi nằm xuống, bằng các cách sau đây:
- Các bạn cần đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, đồng thời nếu có thức dậy giữa đêm cũng nên bật đèn sáng để di chuyển thuận tiện, tránh để va đập, hay bị ngã rất nguy hiểm.
- Khi cảm thấy chóng mặt, các bạn cần nhanh chóng ngồi xuống, hạn chế để té ngã.
- Cần cân đối giữa công việc và nghỉ ngơi, tránh để áp lực, stress dẫn đến tình trạng chóng mặt.
- Tập thể dục đều đặn, thường xuyên cũng là cách để cải thiện tinh thần, theo đó bạn nên duy trì đều đặn việc rèn luyện này mỗi ngày 30 phút.
Thay đổi chế độ ăn uống để cải thiện chứng chóng mặt khi nằm xuống
Một số điều chỉnh trong chế độ ăn uống, dinh dưỡng cũng giúp cải thiện rất tốt, gồm có như sau:
- Ngay khi bị chóng mặt, người bệnh có thể uống ngay 1 ly nước đường hoặc mật ong để lấy lại thăng bằng và giúp cơ thể cảm thấy thoải mái hơn.
- Nước gừng, chanh, nha đam cũng là những thực phẩm bổ trợ rất tốt để giúp ngăn ngừa tình trạng chóng mặt.
- Chú ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là những nhóm thực phẩm giàu vitamin như cam, quýt, khoai lang, củ cải trắng,... Bên cạnh đó, bạn cũng nên tăng cường ăn thêm chuối, thịt gà, cá ngừ, đậu, ngũ cốc, cải bó xôi, thịt lợn, cá ngừ,...
- Tránh xa các loại đồ uống chứa chất kích thích như đồ uống có cồn, cà phê,... để tình trạng của bạn không trở nên nghiêm trọng hơn.
Nhìn chung, tình trạng chóng mặt khi nằm xuống có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra, đồng thời cũng tiềm ẩn những nguy hiểm trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng người bệnh. Chính vì vậy, khi gặp phải tình trạng này, các bạn nên đi khám để tìm hiểu rõ nguyên nhân, từ đó có hướng điều trị phù hợp, càng sớm càng tốt. Ngoài ra, nếu cần hỗ trợ thêm bất kỳ vấn đề nào liên quan đến chủ đề này hãy để lại lời nhắn phía dưới đây cho đội ngũ của chúng tôi.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!