Cách Sử Dụng Yến Sào Hiệu Quả Cho Từng Đối Tượng Cụ Thể

Yến sào là thực phẩm có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao mang lại rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe của con người. Tuy nhiên cách sử dụng yến sào như thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất thì không phải ai cũng biết. Mời bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này qua nội dung bài viết dưới đây.

Vai trò của yến sào đối với sức khỏe con người

Yến sào từ xa xưa đã được xếp vào hàng cao lương mỹ vị bởi nguồn dinh dưỡng mà nó mang lại cho sức khỏe con người. Trong thành phần của yến sào có chứa hàm lượng protein cao lên tới 45-55%, cùng 18 loại axit amin thiết yếu. Đặc biệt trong đó có nhiều loại mà cơ thể không tự tổng hợp được. Ngoài ra yến sào còn hơn 30 loại vitamin và khoáng chất khác tốt cho cơ thể.

Yến sào có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe
Yến sào có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe

Do đó, yến sào được xem là một loại thực phẩm vô cùng bổ dưỡng, tốt cho tim mạch, thần kinh, hô hấp, tuần hoàn, hệ miễn dịch,… Không những vậy yến sào còn rất an toàn và lành tính, phù hợp với cả người già và trẻ nhỏ. Một số lợi ích đặc trưng của yến sào như:

  • Hỗ trợ tiêu hóa: Crom cùng một số axit amin trong yến sào có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa, tăng cảm giác ngon miệng từ đó cải thiện quá trình chuyển hóa và hấp thu dưỡng chất.
  • Tăng cường miễn dịch: Trong thành phần của yến sào có chứa các vitamin và khoáng chất có tác dụng tăng cường chức năng hệ miễn dịch từ đó nâng cao khả năng phòng vệ của cơ thể, chống lại các tác nhân gây bệnh.
  • Hỗ trợ hệ thần kinh: Các vi chất dinh dưỡng như Mn, Cu, Zn, Br,… trong yến sào có tác dụng xoa dịu căng thẳng, an thần, bổ não, giúp não bộ ghi nhớ và xử lý thông tin tốt hơn.
  • Bổ máu: Hàm lượng đạm và sắt trong tổ yến tương đối cao, chúng có tác dụng sản xuất và tái tạo hồng cầu, tái tạo máu trong cơ thể. Ngoài ra, sắt còn giúp cơ thể tổng hợp hemoglobin để tăng khả năng vận chuyển oxy giúp cho tế bào hoạt động tốt hơn.
  • Làm đẹp da, chống lão hóa: Yến sào từ lâu đã được xem là loại thực phẩm cực kỳ tốt cho làn da và sắc đẹp, đặc biệt ở chị em phụ nữ. Trong thành phần của yến sào có chứa hàm lượng threonine lớn, có tác dụng kích thích sản sinh collagen và elastin. Hai dưỡng chất này giúp cải thiện kết cấu, tăng độ đàn hồi cho da đồng thời tái tạo tế bào mới. Ngoài ra, glycerin trong yến sào còn làm chậm quá trình lão hóa, ức chế sự hình thành thành tế bào nám, sạm, hạn chế nếp nhăn trên da, giúp làn da hồng hào, rạng rỡ, tươi trẻ.
  • Hỗ trợ chức năng gan: Gan là cơ quan đào thải độc tố ra khỏi cơ thể và cũng rất dễ bị tổn thương nhất là khi bạn ăn những thực phẩm chứa nhiều độc tố hoặc sử dụng nhiều rượu bia, chất kích thích. Vì vậy việc bổ sung yến sào thường xuyên sẽ giúp gan được thanh lọc, thanh nhiệt, giải độc từ đó bảo vệ gan khỏi những tổn thương.
  • Tốt cho hệ hô hấp: Dùng yến sào có thể cải thiện các bệnh về hô hấp như ho, hen suyễn, viêm phổi, cảm cúm,…. Bạn có thể chế biến yến chưng đường phèn hoặc yến chưng lê để nhân đôi tác dụng.
  • Cải thiện tình trạng xương khớp: Canxi và phenylalanine trong yến sào có tác dụng giúp xương chắc khỏe và phát triển toàn diện. Ngoài ra, glucosamin giúp phục hồi và tái tạo sụn, xương, khớp bị tổn thương. Vì vậy yến sào không chỉ thích hợp cho cả bệnh nhân bị chấn thương xương khớp, người già đau khớp mà người bình thường cũng nên bổ sung yến sào để hạn chế mắc các bệnh về xương khớp, thoái hóa khớp, loãng xương…
  • Cải thiện sinh lý: Đối với cả nam và nữ, việc sử dụng yến sào thường xuyên sẽ giúp kích thích sản sinh nội tiết tố trong cơ thể. Đặc biệt trong độ tuổi sinh con, nên ăn yến sào để nâng cao chất lượng đời sống tình dục và duy trì hạnh phúc lứa đôi.
  • Giúp phục hồi cơ thể: Đối với những người mới ốm dậy hay vừa trải qua phẫu thuật việc sử dụng yến sào sẽ giúp cung cấp đa dạng các chất dinh dưỡng, từ đó cơ thể sẽ được phục hồi nhanh chóng hơn.

Cách sử dụng yến sào cụ thể cho từng đối tượng

Mặc dù yến sào chứa rất nhiều chất dinh dưỡng nhưng cũng không nên lạm dụng. Với mỗi đối tượng cụ thể sẽ có một liều lượng và cách dùng khác nhau. Nếu dùng quá liều lượng quy định sẽ gây phản tác dụng hoặc gây ra những tác hại không mong muốn.

Trẻ em sử dụng yến sào bao nhiêu là đủ?

Trẻ em thường xuyên bổ sung yến sào sẽ giúp kích thích các tế bào phát triển từ đó cao lớn và khỏe mạnh. Đặc biệt đối với trẻ đang suy dinh dưỡng hoặc mắc bệnh do thay đổi môi trường thì việc sử dụng yến sào sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng miễn dịch,… giúp cơ thể hấp thu tốt hơn.

Tìm hiểu ngay: 8+ Nước Yến Sào Cho Bé Tốt Nhất Giúp Con Phát Triển Toàn Diện
Trẻ em cần dùng tổ yến theo đúng liều lượng được bác sĩ quy định
Trẻ em cần dùng tổ yến theo đúng liều lượng được bác sĩ quy định
  • Trẻ em dưới 12 tháng tuổi: Đối với trẻ trong giai đoạn này, cha mẹ không được cho ăn yến sào. Bởi chức năng của cơ thể chưa hoàn thiện, hệ tiêu hóa còn non yếu nên không hấp thụ được các chất dinh dưỡng trong yến sào.
  • Trẻ từ 1 – 3 tuổi: Trong độ tuổi này cơ thể của bé đã hoàn thiện và cần bổ sung các chất dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng miễn dịch để tránh mắc phải các bệnh thường gặp do thời tiết như ho, cảm, cúm… Tuy nhiên, cha mẹ không nên lạm dụng mà chỉ cho bé ăn khoảng 50g yến sào trong 1 tháng, 3 – 4 lần mỗi tuần. Lưu ý không nên cho trẻ ăn trước bữa ăn chính vì vị ngọt của yến sẽ làm trẻ chán ăn, đồng thời nên ăn một lượng nhỏ để xem cơ thể của trẻ có tiếp nhận được hay không.
  • Trẻ từ 3 – 10 tuổi: Đây là giai đoạn quan trọng của trẻ bởi vừa phát triển thể chất, vừa phát triển trí tuệ. Việc bổ sung yến sào thường xuyên sẽ giúp cung cấp đủ năng lượng cần thiết cho hoạt động thường ngày của con. Vì vậy cha mẹ nên cho trẻ ăn yến sào thường xuyên, khoảng 100g yến sào trong một tháng, chia đều các ngày trong tuần.
  • Trẻ từ 10 tuổi trở nên: Độ tuổi này trẻ có thể sử dụng yến sào theo khẩu phần của người lớn.

Phụ nữ mang bầu sử dụng yến sào như thế nào?

Yến sào được xem là nguồn dinh dưỡng quý báu đối với sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi. Hoạt chất EGF trong yến sào còn giúp mẹ bầu nhanh hồi phục sức khỏe đồng thời làm đẹp da, hạn chế rạn da, táo bón, giảm tình trạng ốm nghén,… Còn đối với thai nhi giúp phát triển khỏe mạnh cả thể chất và trí tuệ ngay từ trong bụng mẹ. Tùy thuộc vào tháng tuổi của thai nhi mà mẹ bầu cân đối liều lượng như sau:

  • Giai đoạn chuẩn bị mang thai: Bạn có thể bổ sung yến ngay từ giai đoạn này để cân bằng sức khỏe từ đó tạo tiền đề tốt cho một thai kỳ khỏe mạnh.
  • Tháng 1 – 3: Giai đoạn này mẹ bầu không nên bổ sung yến sào, bởi do tình trạng ốm nghén, thay đổi nội tiết tố khiến cơ thể khó hấp thu chất dinh dưỡng.
  • Tháng 3 – 7: Đây là thời kỳ thai nhi phát triển mạnh, hệ tiêu hóa đã ổn định nên rất cần mẹ bầu bổ sung dinh dưỡng. Các mẹ nên dùng trung bình khoảng 100g yến sào mỗi tháng, chia đều 6g mỗi lần dùng, dùng cách ngày.
  • Tháng 8 – 9: Thai nhi trong giai đoạn này đã phát triển đầy đủ và hầu hết thời gian của bé là ngủ. Vì vậy, mẹ bầu nên giảm liều lượng dùng yến sào xuống còn khoảng 5g yến dùng cách ngày, trung bình khoảng 70g yến/tháng.
Không nên bỏ lỡ: Bà Bầu Ăn Yến Sào Có Tốt Không? Những Lưu Ý Khi Sử Dụng
Yến sào được xem là nguồn dinh dưỡng quý báu đối với sức khỏe của cả mẹ bầu
Yến sào được xem là nguồn dinh dưỡng quý báu đối với sức khỏe của cả mẹ bầu

Cách sử dụng yến sào hiệu quả cho người cao tuổi

Ngoài hàm lượng chất dinh dưỡng cao, trong thành phần của tổ yến còn có chứa proline (5,27%) và axit aspartic (4,69%) rất thích hợp đối với người lớn tuổi có sức đề kháng yếu. Ngoài ra, bổ sung yến sào thường xuyên còn giúp người cao tuổi cải thiện tình trạng xương khớp, tăng hồng cầu, tái tạo tế bào, tăng cường trí nhớ, chống lão hóa,… Với thời gian khác nhau, liều lượng sử dụng cho người cao tuổi cũng sẽ khác nhau:

  • Tháng đầu tiên: Trung bình 150g mỗi tháng, chia đều 5g mỗi ngày.
  • Từ tháng thứ 2: Mỗi tháng dùng khoảng 90g, chia đều trong tháng, mỗi lần dùng 6g.

Cách sử dụng yến sào dành cho người ốm

Với hàm lượng protein cao cùng axit salicylic trong yến sào có tác dụng giúp cơ thể người bệnh được phục hồi nhanh chóng. Đồng thời các axit amin với hàm lượng cao như axit aspartic (4,69%) và proline (5,27%) sẽ giúp sửa chữa các tế bào và mô cơ. Đặc biệt, đối với bệnh nhân đang điều trị ung thư, Axit Syalic và Tyrosine trong yến sào sẽ giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn sau khi xạ trị, hóa trị và phẫu thuật (nhất là liên quan tới phổi và thận). Vì vậy, việc bổ sung nguồn dinh dưỡng từ yến sào cho người bệnh là vô cùng quan trọng và cần thiết.

Trong thời gian điều trị, người bệnh nên ăn đều đặn 1 chén yến chưng đường phèn mỗi ngày, trung bình mỗi tháng ăn khoảng 150g yến.

Cách dùng yến sào đối với những người có thể trạng bình thường

Đối với những người khỏe mạnh, thể trạng bình thường, dù là nam hay nữ đều có thể bổ sung yến sào thường xuyên. Tuy nhiên, cũng không nên quá lạm dụng, chỉ dùng khoảng 2g – 5g mỗi lần, mỗi tuần từ 2 – 4 lần, tùy nhu cầu sử dụng của mỗi người.

Click xem thêm: 12 Cách Chế Biến Yến Sào Thơm Ngon Bổ Dưỡng Cho Gia Đình
Những người khỏe mạnh nên bổ sung yến sào thường xuyên để nâng cao thể trạng
Những người khỏe mạnh nên bổ sung yến sào thường xuyên để nâng cao thể trạng

Những lưu ý quan trọng trong quá trình sử dụng yến sào

Yến sào là thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, rất an toàn và lành tính. Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình sử dụng mang lại hiệu quả cao, người dùng nên chú ý tới những vấn đề sau:

  • Yến sào rất dễ bị làm giả, vì vậy nên chọn mua yến ở những cơ sở uy tín, để đảm bảo về chất lượng.
  • Sử dụng đúng liều lượng được hướng dẫn với từng đối tượng cụ thể.
  • Nên ăn yến sào vào buổi sáng hoặc trước khi đi ngủ 30 – 45 phút để cơ thể hấp thụ được hết các chất dinh dưỡng.
  • Không cho yến để trong tủ lạnh vào lò vi sóng hâm nóng, như vậy sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng trong yến.
  • Chỉ nên hấp cách thủy yến sào với một lượng nước nhỏ, sau đó đem nấu chung với các món cháo, súp đã nấu chín riêng. Không được phép đun sôi yến sào tới 100 độ C, vì như vậy sẽ làm bay hơi các chất dinh dưỡng.
  • Không dùng yến sào cho những người bị cảm, sốt, đau bụng do lạnh; người mắc bệnh viêm gan, vàng da; người bị tiêu chảy, tiểu nhiều,…

Trên đây là cách sử dụng yến sào hiệu quả cho từng đối tượng cùng với đó là những lưu ý trong quá trình sử dụng. Hy vọng thông qua nội dung bài viết trên, bạn đọc đã nắm được cách sử dụng yến sào để từ đó có phương pháp sử dụng yến sào phù hợp cho từng đối tượng trong gia đình mình.

Bài đọc thêm: 

Yến Sào Dạng Ống Cho Bé Là Gì? Có Nên Ăn Yến Sào Chế Biến Sẵn?

Yến Sào Dạng Ống Cho Bé Là Gì? Có Nên Dùng Không?

Yến sào dạng ống cho bé là sản phẩm chăm sóc sức khỏe được sản xuất từ tổ yến sào, có ưu điểm tiện lợi…
Quy Trình Sản Xuất Yến Sào Đạt Chuẩn Để Chất Lượng Tốt Nhất

Quy Trình Sản Xuất Yến Sào Đạt Chuẩn Để Chất Lượng Tốt Nhất

Trước khi đến tay người dùng, tổ yến cần trải qua quy trình sản xuất nghiêm ngặt để cho ra thành phẩm chất lượng. Dưới…
15+ Tác Dụng Của Yến Sào Đối Với Sức Khỏe Con Người

15+ Tác Dụng Của Yến Sào Đối Với Sức Khỏe Con Người

Yến sào (tổ yến) là một loại thực phẩm cao cấp, chứa nhiều chất dinh dưỡng, giúp bồi bổ sức khỏe và hồi phục thể…
12 Cách Chế Biến Yến Sào Thơm Ngon Bổ Dưỡng Cho Gia Đình

12 Cách Chế Biến Yến Sào Thơm Ngon Bổ Dưỡng Cho Gia Đình

Yến sào (tổ yến) là một loại thực phẩm thơm ngon bổ dưỡng và rất tốt cho sức khỏe người dùng. Tuy nhiên không phải…
13 Công Dụng Của Yến Sào Với Sức Khỏe Và Cách Dùng Đúng

13 Công Dụng Của Yến Sào Với Sức Khỏe Và Cách Dùng Đúng

Tổ yến từ lâu được biết đến là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao, khi được bổ sung đúng cách, đúng…
9+ Kinh Nghiệm Mua Yến Sào Giúp Phân Biệt Thật Giả Chuẩn

9+ Kinh Nghiệm Mua Yến Sào Giúp Phân Biệt Thật Giả Chuẩn

Việc nắm rõ kinh nghiệm mua yến sào rất quan trọng để tránh tình trạng mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng. Dựa vào…
10+ Cách Chưng Yến Sào Tại Nhà Ngon Giữ Trọn Dưỡng Chất

10+ Cách Chưng Yến Sào Tại Nhà Ngon Giữ Trọn Dưỡng Chất

Yến sào được mệnh danh là “thực phẩm vàng” giúp bổi bổi sức khỏe nhờ hàm lượng dinh dưỡng dồi dào. Vậy bạn đã biết…
12 Tác Dụng Của Nước Yến Sào Đối Với Sức Khỏe Con Người

12 Tác Dụng Của Nước Yến Sào Đối Với Sức Khỏe Con Người

Nước yến sào được chế biến từ yến sào kết hợp cùng một số nguyên liệu khác có tác dụng bổ sung năng lượng cho…
Chia sẻ
Bỏ qua