10+ Cách Chưng Yến Sào Tại Nhà Ngon Giữ Trọn Dưỡng Chất
Yến sào được mệnh danh là “thực phẩm vàng” giúp bổi bổi sức khỏe nhờ hàm lượng dinh dưỡng dồi dào. Vậy bạn đã biết cách chưng yến sào sao cho thơm ngon và giữ trọn dưỡng chất chưa? Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về 10 cách chế biến, kết hợp yến cùng nhiều nguyên liệu bổ dưỡng khác.
Hướng dẫn 10+ cách chưng yến sào thơm ngon tại nhà
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về 10+ cách chưng yến sào kết hợp cùng các nguyên liệu bổ dưỡng khác, đảm bảo hương vị thơm ngon và giữ được trọn dưỡng chất.
Cách chưng yến cùng đường phèn
Đây là công thức chưng yến được rất nhiều người áp dụng nhờ những ưu điểm như đơn giản, nhanh chóng, không cần quá nhiều nguyên liệu phức tạp. Đặc biệt, người dùng sẽ thưởng thức được hương vị thơm ngon nguyên bản của yến sào theo cách chế biến này.
Xem thêm: Ăn Yến Sào Có Béo Không? Sử Dụng Thế Nào Cho Hợp Lý?
Chuẩn bị nguyên liệu: 10g yến tinh chế, 25g đường phèn, 3 – 4 lát gừng.
Cách thực hiện:
- Ngâm yến với nước lọc trong 20 phút đến khi trương mềm thì dùng tay nhẹ nhàng bóp và xé cho sợi yến tơi ra.
- Cho yến qua rây lọc, vắt khô yến và cho vào tô sạch.
- Lấy 500ml nước nồi và gừng vào đun sôi.
- Đổ nước vừa đun sôi ra bát, cho yến vào và chưng cách thủy 20 phút, sau đó cho đường phèn vào chưng thêm 5 phút, khi thấy màu sợi yến trong suốt là có thể tắt bếp và thưởng thức.
Yến sào chưng hạt chia
Cách chưng yến sào này cũng rất đơn giản, nguyên liệu hạt chia dễ tìm, có hàm lượng vitamin và khoáng chất lớn nên rất tốt cho sức khỏe. Nếu bạn đang muốn đa dạng cách thưởng thức yến sào thì có thể lựa chọn công thức chế biến này.
Chuẩn bị nguyên liệu: Yến tinh chế (1 tổ), 2 thìa hạt chia, 10 – 15g đường phèn tùy khẩu vị.
Cách thực hiện: Cách làm tương tự yến sào chưng đường phèn, tuy nhiên ở bước cuối khi cho đường phèn vào, bạn sẽ cho thêm hạt chia khuấy đều, đợi chưng thêm 5 phút là có thể tắt bếp, hoàn thành món ăn và thưởng thức.
Yến chưng táo đỏ
Táo đỏ cũng được đánh giá là loại quả chứa nhiều dưỡng chất tốt, mang đến lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Vậy nên, khi kết hợp với yến sào sẽ tạo nên món ăn bồi bổ sức khỏe, tăng cường đề kháng, đẩy lùi nhiều bệnh tật.
Chuẩn bị nguyên liệu: 1 tổ yến tinh chế, 50g táo đỏ, 10 – 15g đường phèn tùy khẩu vị.
Cách thực hiện:
- Ngâm tổ yến trong nước lọc đến khi mềm. Đồng thời đem táo đỏ rửa sạch và ngâm trong nước 15 phút, sau đó cắt thành các khoanh tròn hoặc cắt đôi tùy ý.
- Chưng cách thủy yến sào trong 20 phút rồi cho táo đỏ và đường phèn vào. Chưng thêm 5 phút sẽ tắt bếp. Nên ăn yến chưng táo đỏ khi còn ấm nóng để đảm bảo độ dinh dưỡng và thơm ngon.
Cách chưng yến sào đường phèn và long nhãn
Nhãn có vị ngọt thanh, khi kết hợp với yến sào dai giòn sẽ tạo nên món ăn phù hợp với khẩu vị của nhiều người, kể cả trẻ nhỏ kén ăn. Đặc biệt, trong cả 2 nguyên liệu này đều có hàm lượng vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể.
Chuẩn bị nguyên liệu: Tổ yến tinh chế (5g), long nhãn (5 quả), đường phèn vừa đủ.
Cách thực hiện:
- Ngâm yến trong nước lạnh khoảng 20 phút để nở mềm ra, đồng thời long nhãn cũng ngâm nước lạnh 15 phút.
- Cho yến vào thố chưng cách thủy 20 phút, sau đó cho đường phèn cùng long nhãn vào và trưng thêm 5 phút. Bạn có thể thêm 1 – 2 lát gừng vào để khử mùi tanh và làm ấm bụng.
Cách chưng yến sào cùng hạt sen
Sự kết hợp giữa yến sào và hạt sen cũng được nhiều người lựa chọn thưởng thức. Món ăn này sẽ giúp an thần, cải thiện giấc ngủ, chấm dứt tình trạng mất ngủ hoặc ngủ không sâu giấc.
Xem thêm: Tiểu Đường Có Ăn Được Yến Sào Không? Nên Dùng Thế Nào?
Chuẩn bị nguyên liệu: Yến tinh chế (1 tổ), 50g hạt sen, 10 – 15g đường phèn tùy khẩu vị.
Cách thực hiện:
- Đem tổ yến ngâm mềm trong nước lọc (khoảng 15 – 20 phút).
- Rửa sạch hạt sen, ngâm trong nước 1 tiếng rồi sau đó đem luộc chín.
- Cuối cùng, cho đồng thời yến và hạt sen vào chưng cách thủy 30 phút, sau đó thêm đường phèn vào bát, chưng thêm 5 phút là tắt bếp được.
Hướng dẫn cách chưng yến đường phèn với lê ngọt
Yến chưng lê ngọt là món ăn thơm ngon, thanh mát và vô cùng bổ dưỡng. Được nhiều người sử dụng trong điều trị bệnh về đường hô hấp như ho, hen suyễn,… Ngoài ra, món ăn có vị ngọt ăn, giúp kích thích vị giác và cải thiện chứng kém ăn của trẻ nhỏ và người mới ốm dậy.
Chuẩn bị nguyên liệu: 1 tổ yến, 1 quả lê, 1 quả táo khô, 2 quả kỷ tử, đường phèn.
Cách thực hiện:
- Ngâm yến trong nước lạnh khoảng 20 phút để nở mềm ra, sau đó xé nhỏ và dùng rây lọc sạch nước.
- Rửa sạch lê, gọt vỏ rồi dùng thìa khoét bỏ phần ruột, giữ lại phần cùi. Phần lê đã khoét sẽ cắt thành hình hạt lựu để chưng cùng tổ yến.
- Cho yến vào quả lê đã khoét, thêm 1 thìa đường phèn, kỷ tử và táo khô (cắt thành khoanh tròn), đậy nắp. Đặt quả lê vào nồi và chưng cách thủy trong 25 phút ở lửa nhỏ là có thể hoàn thành món ăn.
Cách chưng yến sào với kỷ tử bổ dưỡng, thơm ngon
Một trong những cách chưng yến sào được nhiều người yêu thích là kết hợp cùng kỷ tử. Đây được ví như “phương thuốc” giúp ngăn ngừa lão hóa vô cùng hiệu quả. Cách thực hiện món ăn này cũng cực kỳ đơn giản.
Chuẩn bị nguyên liệu: 1 tổ yến đã tinh chế, 25 quả kỷ tử, 5g đường phèn.
Cách thực hiện:
- Ngâm yến và kỷ tử vào các bát riêng với nước sạch trong 20 phút. Sau đó, cho tất cả nguyên liệu trên vào thố để chưng cách thủy.
- Đợi khoảng 20 phút thì cho thêm đường phèn, chưng thêm 5 phút là có thể tắt bếp. Lúc này sợi yến sẽ đạt độ giòn vừa phải, kết hợp cùng vị chua ngọt của kỷ tử tạo nên món ăn ngon miệng và bổ dưỡng.
Món yến sào chưng lá dứa
Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, lá dứa rất tốt cho hệ tiêu hóa và có khả năng làm tăng hương vị cùng giá trị dinh dưỡng cho yến sào. Đối với những người muốn tăng cân, bồi bổ sức khỏe sau khi mới ốm dậy.
Chuẩn bị nguyên liệu: 1 tổ yến, 1 bó lá dứa, 3 – 4 lát gừng tươi, đường phèn.
Cách thực hiện:
- Cho yến vào nước sạch ngâm trong 20 phút để mềm ra, xé cho tơi sợi, sau đó vắt sạch nước.
- Rửa lá dứa, nên ngâm với nước muối khoảng 5 phút để diệt sạch khuẩn. Sau đó đem cắt khúc và xay nhuyễn để lọc lấy nước cốt.
- Đun nước cốt lá dứa đến khi sôi, sau đó dùng nước này để chưng cách thủy yến sào khoảng 20 – 25 phút. Lưu ý, 5 phút trước khi tắt bếp sẽ cho gừng và đường phèn đã chuẩn bị vào khuấy đều là được.
Yến sào chưng với saffron (nhụy hoa nghệ tây)
Saffron (nhụy hoa nghệ tây) nức tiếng với tác dụng làm đẹp và tăng cường sức khỏe. Khi được kết hợp cùng yến sào sẽ giúp nhân đôi hàm lượng dưỡng chất, bồi bổ sức khỏe và sắc đẹp cho người dùng. Cách chưng yến sào cùng saffron đơn giản theo các bước dưới đây:
Xem thêm: Ai Không Nên Ăn Yến Sào? Các Sai Lầm Cần Tránh Khi Tiêu Thụ
Chuẩn bị nguyên liệu: 5g tổ yến tinh chế, 10 sợi saffron, đường phèn.
Cách thực hiện:
- Ngâm yến với nước sạch trong 20 phút để sợi yến nở mềm. Sau đó chưng cách thủy trong 20 phút.
- Tiếp theo cho đường phèn và saffron vào bát yến, chưng thêm 5 phút là có thể tắt bếp và lấy ra thưởng thức.
Cách chưng yến sào mật ong
Món yến sào chưng mật ong bổ dưỡng, phù hợp cho những đối tượng có cơ thể suy nhược, thường xuyên bị mất ngủ hoặc ngủ không ngon giấc. Bạn có thể tham khảo cách chưng yến sào với mật ong như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu: 2 tổ yến tinh chế (khoảng 18 – 22g), 2 thìa mật ong, 3 – 4 lát gừng
Cách thực hiện:
- Ngâm yến sào nở mềm trong nước trước khi chưng, sau khoảng 20 phút sẽ vớt ra để ráo nước.
- Cho tổ yến vào nồi để chưng cách thủy 20 phút. Sau đó cho mật ong và gừng vào, đun thêm 5 phút rồi tắt bếp.
- Lấy yến chưng mật ong ra thưởng thức ngay khi còn ấm nóng hoặc bảo quản trong tủ lạnh nếu muốn ăn mát.
Yến sào chưng cùng trùng thảo
Món yến sào chưng đông trùng hạ thảo là món được nhiều người lựa chọn để bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa nhiều bệnh lý. Cách làm món ăn này cũng rất đơn giản và không cần quá nhiều nguyên liệu.
Chuẩn bị nguyên liệu: 5g tổ yến, 3 – 4 con đông trùng hạ thảo, đường phèn với lượng tùy khẩu vị.
Cách thực hiện:
- Ngâm tổ yến trong nước sạch 20 phút cho mềm rồi dùng rây lọc để sợi yến ráo nước, sau đó xé nhỏ cho các sợi yến tơi ra rồi cho vào bát.
- Rửa sạch đông trùng hạ thảo và chưng cách thủy trước 5 phút.
- Tiếp theo cho cả yến và trùng thảo vào nồi, sau đó chưng cách thủy trong 20 phút.
- Cuối cùng, cho thêm đường phèn khuấy đều và đun thêm 5 phút là có thể tắt bếp.
- Thưởng thức món yến sào chưng với đông trùng hạ thảo khi còn ấm nóng để hấp thu dưỡng chất tốt và hương vị thơm ngon nhất.
Nguyên tắc chưng yến sào đảm bảo giữ được trọn vẹn dưỡng chất
Yến sào sở hữu hàm lượng dưỡng chất rất lớn, tuy nhiên, cũng dễ hao hụt nếu chế biến sai cách. Vậy nên, các chuyên gia dinh dưỡng đã đưa ra một số nguyên tắc quan trọng khi tiến hành chưng yến để đảm bảo giữ được trọn vẹn dinh dưỡng của món ăn này.
Đậy nắp khi chưng yến
Nhiều người thường mở nắp khi chưng yến để quan sát tình trạng món ăn. Tuy nhiên chuyên gia khuyến nghị không nên làm vậy. Trong quá trình chưng yến, bạn nên đậy nắp thố lại để các chất dinh dưỡng không bị bay hơi, giữ được hàm lượng dưỡng chất ở mức cao nhất cho món ăn.
Không chưng yến bằng nồi chất liệu kim loại
Việc chưng yến bằng nồi kim loại, inox, nhôm,… sẽ khiến dinh dưỡng trong yến hao hụt. Thậm chí khi gặp nhiệt độ cao có thể biến đổi thành các chất không tốt cho sức khỏe. Vậy nên, cách chưng yến sào tốt nhất là chưng trong nồi thủy tinh hoặc nồi sứ men với mức nhiệt độ vừa phải.
Xem thêm: 9+ Kinh Nghiệm Mua Yến Sào Giúp Phân Biệt Thật Giả Chuẩn
Thời gian chưng yến vừa đủ
Thời gian ngâm yến và chưng yến cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng và hương vị. Trong trường hợp ngâm quá lâu, các chất dinh dưỡng sẽ bị suy giảm, sợi yến nhão hơn, không còn dai giòn. Nếu chưa nắm rõ thời gian ngâm và chưng yến, bạn có thể tham khảo thông tin dưới đây:
- Yến trắng nhà nuôi: Ngâm trong thời gian khoảng 20 – 60 phút, chưng cách thủy trong 20 phút hoặc chưng nồi điện trong 60 – 80 phút.
- Yến trắng đảo: Ngâm trong thời gian khoảng 2 – 3 tiếng, chưng cách thủy trong 40 phút hoặc chưng nồi điện trong 2 – 3 tiếng.
- Yến nhà đã làm sạch: Ngâm trong thời gian khoảng 15 – 20 phút, chưng cách thủy trong 20 phút hoặc chưng nồi điện trong 60 – 80 điện.
- Yến đảo đã làm sạch: Ngâm trong thời gian khoảng 15 phút – 20 phút, chưng cách thủy trong 30 phút hoặc chưng nồi điện trong 2 – 3 tiếng.
- Tổ yến huyết: Ngâm trong thời gian khoảng 6 tiếng, chưng cách thủy trong 60 phút hoặc chưng nồi điện trong 3 – 4 tiếng.
Chưng yến theo đúng thứ tự
Chưng yến với các nguyên liệu cũng cần có thứ tự nhất định. Nếu chưng yến cùng các nguyên liệu khác ngày từ đâu sẽ khiến mùi vị của tổ yến thay đổi, ngoài ra, điều này cũng khiến sợi yến không thể nở đều do thiếu nước. Vậy nên, thứ tự được khuyến nghị là chưng yến với nước trước, sau đó cho thêm đường phèn và những nguyên liệu khác sau cùng.
Lưu ý quan trọng khi thưởng thức yến chưng
Không chỉ quan tâm đến cách chưng yến sào, bạn còn cần quan tâm đến cách thưởng thức món ăn này để đảm bảo phát huy những công dụng tốt nhất của yến.
- Yến sào sau khi chưng, nên ăn ngay khi còn ấm nóng để thưởng thức được hương vị thơm ngon cùng lượng dưỡng chất dồi dào. Tuy nhiên, nếu không ăn hết, bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh ngăn mát. Thời gian bảo quản yến sào đã chưng tối đa là 7 ngày.
- Nếu sau khi ăn yến sào chưng, cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường như nôn ói, đau bụng, tiêu chảy, mệt mỏi, nổi mẩn,… bạn cần ngừng dùng và đến bệnh viện, phòng khám gần nhất để được bác sĩ theo dõi, đưa ra những biện pháp xử lý kịp thời.
- Liều lượng tiêu thụ yến sào cũng cần tuân theo tiêu chuẩn. Mỗi đối tượng sẽ có chỉ định khác nhau, theo đó, người lớn chỉ dùng khoảng 5g/lần và mỗi tuần ăn từ 2 – 3 lần, đối với trẻ nhỏ từ 1 – 10 tuổi chỉ ăn khoảng 3g/lần và mỗi tuần cũng chỉ ăn 2 – 3 lần.
- Thời điểm ăn yến tốt nhất là buổi sáng hoặc buổi tối trước khi đi ngủ 30 phút. Đây đều là những thời điểm cơ thể hấp thu các dưỡng chất tốt nhất.
- Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị cung cấp yến sào và các thực phẩm bổ dưỡng khác. Người mua cần tìm hiểu kỹ lưỡng, lựa chọn đơn vị uy tín, kiểm tra sản phẩm trước khi mua để đảm bảo chất lượng, chính hãng, có nguồn gốc rõ ràng, tránh mua phải yến giả, yến độn sẽ làm giảm tác dụng bồi bổ sức khỏe, thậm chí còn tiềm ẩn những nguy hại cho cơ thể.
- Ai không nên dùng yến? Chuyên gia cho biết, những đối tượng sau đây không nên ăn yến để tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe: Người bị sốt, đau bụng, bị viêm nhiễm cấp tính, trẻ em dưới 5 tháng tuổi, phụ nữ có thai 3 tháng đầu, phụ nữ mới sinh xong, người đang bị suy dương.
Trên đây là thông tin chi tiết về 10+ cách chưng yến sào tại nhà ngon giữ trọn dưỡng chất. Đồng thời, bài viết cũng chia sẻ về nguyên tắc chưng yến và cách dùng yến an toàn, hiệu quả. Hy vọng, bạn có thể sử dụng đúng cách nhất, phát huy tối đa hiệu quả bồi bổ cơ thể, ngăn ngừa những tác dụng phụ không mong muốn.
Xem thêm:
- 12 Các Loại Yến Sào Tốt Nhất Hiện Nay Chuyên Gia Khuyên Dùng
- 8+ Nước Yến Sào Cho Bé Tốt Nhất Giúp Con Phát Triển Toàn Diện
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!