Vảy Nến Thể Giọt
Vảy nến thể giọt là một trong những dạng phổ biến của vảy nến với tỷ lệ người mắc khoảng 10%, có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, đặc biệt trong độ tuổi từ 15 - 35 tuổi. Hiện tượng này nếu không được điều trị từ sớm sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, tính thẩm mỹ, chất lượng cuộc sống. Các chuyên gia cho biết có rất nhiều yếu tố tác động khiến bệnh khởi phát và trở nên dai dẳng không dứt. Để hiểu rõ hơn về chứng bệnh này, nguyên nhân, triệu chứng cùng biện pháp cải thiện hiệu quả nhất, bạn đọc đừng bỏ qua những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây.
Vảy nến thể giọt là bệnh gì?
Vảy nến thể giọt (Guttate) - bệnh da liễu tự miễn là một thể thường gặp của bệnh vảy nến, khởi phát khi các tế bào trên da phát triển quá mức so với bình thường. Hiện tượng này đặc trưng bởi các mảng màu đỏ có hình dạng giống hạt mưa hoặc hạt nước mắt, nổi trên bề mặt da ở các bộ phận như cánh tay, chân, mặt, tai, toàn thân.
Đây là một chứng bệnh phổ biến với khoảng ⅓ dân số thế giới mắc phải. Các chuyên gia cũng cho biết vảy nến thể giọt có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, bao gồm cả trẻ nhỏ và người lớn, nam và nữ, tuy nhiên tập trung nhất ở độ tuổi từ 15 - 35.
Vảy nến giọt có thể tự biến mất và không để lại sẹo, tuy nhiên cần có các biện pháp chữa phù hợp để không gây ra những biến chứng nguy hiểm và tránh tái phát liên tục. Hiện tượng này thường được chia thành 3 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1: Bệnh mới khởi phát, chỉ có một vài đốm nhỏ trên bề mặt da và mức độ ảnh hưởng khoảng 3%.
- Giai đoạn 2: Các triệu chứng đã tiến triển nặng hơn, đốm đỏ bao phủ đến 10% bề mặt da, gây mất thẩm mỹ, làm giảm chất lượng cuộc sống.
- Giai đoạn 3: Ở giai đoạn này, vùng da bị bệnh đã hình thành vảy nến thể giọt với mức độ ảnh hưởng trên 10%, cần được điều trị để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
Thông thường, việc phân chia các loại vảy nến còn được dựa vào mức độ ảnh hưởng của các triệu chứng đến chất lượng cuộc sống. Một số trường hợp vảy nến thể giọt chỉ chiếm khoảng 3% tổng diện tích của cơ thể nhưng lại làm mất thẩm mỹ khiến người bệnh lo lắng, e ngại nên được xếp vào dạng nghiêm trọng. Ngoài ra, nếu vảy nến ở tay xuất hiện khoảng 2% trên tổng diện tích của cơ thể nhưng tác động tiêu cực đến sinh kế cũng được xếp vào dạng trung bình - nặng.
Nguyên nhân
Hiện tại, các chuyên gia, bác sĩ vẫn chưa thể xác định được chính xác nguyên nhân gây ra vảy nến thể giọt nhưng người ta nghiên cứu được rằng cơ chế sinh bệnh có mối liên quan trực tiếp đến gen ở nhiễm sắc thể số 6. Thêm vào đó còn nhiều yếu tố nội sinh và ngoại sinh khiến bệnh xuất hiện và tái phát liên tục. Việc tìm ra tác nhân làm tăng nguy cơ gây bệnh vô cùng quan trọng vì nó giúp chúng ta có biện pháp chữa trị hiệu quả cùng cách phòng tránh tốt nhất.
Theo đó, những đối tượng bị vảy nến thể giọt thường do những yếu tố sau tác động:
- Di truyền: Có một tỷ lệ không nhỏ những người bị vảy nến thể giọt do di truyền. Tức là nếu trong gia đình có bố mẹ, ông bà từng bị chứng bệnh này thì đời con cháu có khả năng cao cũng mắc vảy nến. Thêm vào đó, trong trường hợp bà bầu bị vảy nến thể giọt, tỷ lệ cao đứa bé sinh ra cũng mắc bệnh.
- Nhiễm khuẩn: Theo nghiên cứu, nhiễm khuẩn cũng là một trong trong những lý do khiến bạn bị vảy nến thể giọt. Đặc biệt đối tượng bị nhiễm khuẩn liên cầu, viêm tai giữa và một số bệnh lý khác có khả năng bệnh bùng phát mạnh hơn.
- Dị ứng: Các gen bên trong cơ thể có khả năng bị kích hoạt để gây vảy nến từ việc dị ứng thực phẩm, dị ứng thuốc, dị ứng thời tiết hay hóa chất độc hại,... Cơ thể dị ứng thường gây tăng sinh tế bào thượng bì nên nổi những chấm đỏ rải rác trên bề mặt da, đặc biệt ở da đầu, tay, chân, ngực, lưng kèm theo các triệu chứng ngứa ngáy dữ dội.
- Stress: Có thể bạn không biết, những đối tượng có hệ thần kinh nhạy cảm, thường xuyên bị căng thẳng, stress, lo âu, suy nghĩ tiêu cực có khả năng bị vảy nến thể giọt cao hơn người bình thường. Bởi lẽ đây chính là yếu tố kích hoạt gen gây bệnh, làm xuất hiện các triệu chứng.
- Yếu tố khác: Ngoài những tác nhân kể trên, còn một số nguyên nhân khác dẫn đến bệnh vảy nến thể giọt như rối loạn nội tiết tố, xúc động quá mức, chấn thương cơ học hoặc vật lý,...
Biểu hiện cụ thể của bệnh vảy nến thể giọt
Các triệu chứng của bệnh vảy nến thể giọt không quá khác biệt so với vảy nến thể lâm sàng khác nên nhiều người khó nhận biết. Một số trường hợp còn nhầm lẫn tổn thương của bệnh vảy nến thể giọt với các bệnh khác như á vảy nến, giang mai,...
Đối với hiện tượng này, đặc trưng thường là những đốm đỏ, trắng như giọt nước, cụ thể biểu hiện bệnh như sau:
- Hình thành những chấm nhỏ màu đỏ, trắng có kích thước chỉ từ vài mm, thường mọc rải rác và ít khi tập trung ở một vị trí.
- Vảy nến thể giọt thường tác động chủ yếu đến nửa thân trên như tay, bụng, ngực, mặt, lưng, da đầu,...
- Những chấm đỏ như giọt nước này thường được phủ lên trên bởi một lớp vảy màu trắng đục, dễ bong tróc. Vảy trắng nếu cạo sẽ trông như bụi phấn và số lượng vảy này thường ít hơn vảy nến thể mảng và vảy nến thể đồng tiền.
- Nhiều trường hợp những chấm đỏ này liên kết, tập trung lại sẽ tạo thành các mảng lớn có kích thước khoảng vài cm.
- Vảy nến thể giọt gây ngứa nhẹ và nếu bệnh tiến triển càng nặng thì mức độ ngứa càng dữ dội hơn.
- Các triệu chứng của bệnh thường có xu hướng bùng phát đột ngột, nhất là khi gặp tác nhân gây bệnh là virus hoặc vi khuẩn.
Vảy nến thể giọt có gây nguy hiểm không?
Như đã nói, vảy nến thể giọt là một thể lâm sàng của bệnh vảy nến, rất dễ gặp phải và do nhiều yếu tố tác động để hình thành, tiến triển, tái phát dai dẳng. Các chuyên gia cho biết, hiện nay chưa có một biện pháp nào có thể điều trị dứt điểm hoàn toàn bệnh vảy nến, các cách chữa chỉ có thể làm giảm các triệu chứng và khỏi tạm thời. Đây chính là lý do người bệnh lo lắng vảy nến thể giọt liệu có nguy hiểm không.
Hiện tượng này làm xuất hiện những chấm đỏ trắng rõ ràng trên da, chỉ hơi ngứa nhẹ, không gây đau rát và không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng. Tuy nhiên vảy nến thể giọt lại làm mất thẩm mỹ, khiến người mắc rơi vào trạng thái tự ti, e ngại, thêm vào đó làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Nếu bạn không tìm biện pháp xử lý từ sớm, để bệnh kéo dài dai dẳng thì sẽ có nguy cơ chuyển biến thành vảy nến đỏ da toàn thân, tác động xấu đến vùng da khắp cơ thể. Đặc biệt hiện tượng này còn gây ra những tác động đáng ngại như sốt cao, ngứa dữ dội, rối loạn tiêu hóa, suy nhược cơ thể, thậm chí đe dọa tính mạng.
Mặc dù vảy nến thể giọt không lây từ người sang người nhưng mang tính di truyền từ bố mẹ sang con cái và có thể lây lan ra nhiều bộ phận khác của cơ thể. Các triệu chứng của bệnh rất dễ tái phát nếu gặp các yếu tố thuận lợi. Do đó người bệnh không được chủ quan, phải nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa phù hợp để đẩy lùi nguy hiểm.
Điều trị vảy nến thể giọt như thế nào tốt nhất?
Bệnh vảy nến thể giọt không chỉ làm mất thẩm mỹ, giảm chất lượng cuộc sống mà còn tiềm ẩn nhiều nguy hại. Bởi vậy ngay khi phát hiện các triệu chứng của bệnh, bạn cần tìm các biện pháp cải thiện, tránh để tiến triển nghiêm trọng và tái phát dai dẳng trở lại. Tùy theo mức độ bệnh khác nhau mà cách điều trị cũng không giống nhau như dùng mẹo dân gian, sử dụng thuốc bôi, thuốc uống. Tốt nhất người bệnh nên thăm khám, tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp nào.
Tham khảo: Vẩy Nến Khi Mang Thai: Nguyễn Nhân, Cách Chữa An Toàn Nhất
Mẹo dân gian
Các bệnh ngoài da mãn tính có thể được khắc phục khi áp dụng mẹo dân gian. Từ xưa mọi người đã truyền tai nhau sử dụng nguyên liệu tự nhiên để trị bệnh vảy nến tại nhà. Theo đó biện pháp này cho hiệu quả tích cực, an toàn, tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên mẹo dân gian chỉ thường áp dụng cho trường hợp bệnh nhẹ, mới khởi phát, các triệu chứng chưa nghiêm trọng.
Sử dụng lá trầu không
Để chữa bệnh vảy nến thể giọt tại nhà, người ta thường sử dụng lá trầu không bởi đây là nguyên liệu có chứa nhiều tinh dầu, hoạt chất kháng viêm, diệt khuẩn. Ngoài ra, lá trầu không còn có khả năng đẩy nhanh tốc độ phục hồi vết thương ở da và mô mềm, ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm, giúp vùng da bị thương trở về trạng thái bình thường.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 15 lá trầu không dạng bánh tẻ, không bị sâu bệnh, héo úa.
- Mang trầu không đi rửa sạch, ngâm cùng nước muối pha loãng trong khoảng 10 phút để loại bỏ hoàn toàn những tạp chất có hại.
- Tiếp theo bạn vớt nguyên liệu ra, cho vào nồi đun sôi cùng 2 lít nước cho đến khi nước chuyển thành màu vàng.
- Lúc này thêm muối vào khuấy nhẹ rồi tắt bếp.
- Sử dụng nước lá trầu không để tắm hàng ngày, có thể kết hợp dùng bã chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị vảy nến để loại bỏ vi khuẩn.
Nha đam
Vảy nến thể giọt bên cạnh triệu chứng điển hình là các mảng ửng đỏ, trắng, dày sừng và dễ bong tróc trên da còn gây ra hiện tượng ngứa ngáy khó chịu. Khi đó bạn có thể dùng nha đam chữa vảy nến giúp cải thiện các triệu chứng. Được biết nha đam có chứa thành phần cấp ẩm, làm dịu da, giảm nhanh cảm giác ngứa ngáy khó chịu, đồng thời tăng cường hàng rào bảo vệ cho da, giúp làn da khỏe mạnh.
Cách thực hiện:
- Bạn lấy một nhánh nha đam tươi, gọt bỏ vỏ, phần gel mang rửa sạch.
- Lúc này dùng thìa cạo lớp gel nha đam trong suốt.
- Sau khi vệ sinh thật sạch vùng da bị vảy nến và lau khô, bạn thoa trực tiếp gel nha đam lên khu vực đang bị tổn thương, kết hợp massage nhẹ nhàng.
- Gel nha đam giữ trên da khoảng 20 phút rồi rửa lại với nước, áp dụng cách này thường xuyên để có hiệu quả tốt nhất.
Sử dụng lá khế
Tương tự như trầu không, lá khế cũng cho hiệu quả tốt trong việc chữa vảy nến thể giọt. Đây là nguyên liệu có chứa nhiều chất chống oxy hóa, cùng với đó là magie, kẽm, chất kháng khuẩn nên cho khả năng tiêu diệt vi khuẩn, kháng viêm, cải thiện vùng da đang bị tổn thương, tăng cường hàng rào bảo vệ da, ngăn ngừa các triệu chứng tái phát trở lại.
Cách thực hiện:
- Đầu tiên bạn chuẩn bị 1 nắm lá khế tươi, không sâu bệnh, mang rửa sạch và ngâm cùng nước muối pha loãng trong khoảng 10 phút, vớt ra để ráo.
- Tiếp theo cho lá khế vào cối giã nát cùng 1 ít muối biển để tạo thành hỗn hợp đồng nhất.
- Bạn vệ sinh vùng da bị vảy nến thật sạch, lau khô rồi đắp hỗn hợp này lên, dùng băng gạc cố định trong 15 phút.
- Sau cùng rửa lại với nước ấm, kiên trì cách chữa vảy nến bằng lá khế khoảng 2 tuần sẽ thấy hiệu quả tích cực.
Dùng thuốc Tây y
Dùng thuốc Tây y là biện pháp phổ biến nhất đối với những người bị vảy nến thể giọt. Có hai loại thuốc thường dùng là thuốc dạng bôi và dạng uống. Thuốc trị vảy nến cho tác dụng nhanh chóng, hiệu quả cao nhưng có thể tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Do đó người bệnh không tự ý mua về uống hoặc sử dụng theo liều lượng tùy thích, nhất định phải có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
Một số loại thuốc Tây y trị vảy nến thường được khuyến khích sử dụng đó là:
- Thuốc mỡ acid salicylic: Nếu bạn bị vảy nến thể giọt có hiện tượng da khô ráp, bong tróc nhiều, bác sĩ sẽ kê đơn điều trị bằng thuốc mỡ acid salicylic. Loại thuốc này có tác dụng giảm bong tróc, chống tình trạng á sừng, cấp ẩm và làm mềm da, đồng thời kích thích quá trình phục hồi những tổn thương. Khi sử dụng cần chú ý, thuốc mỡ acid salicylic có khả năng hấp thụ toàn thân nên chỉ được bôi trên phạm vi nhỏ.
- Kem bôi chứa corticoid: Corticoid là thành phần có khả năng kháng viêm, giảm bong tróc hiệu quả nên thường được chỉ định cho đối tượng bị ngứa ngáy, da châm chích khó chịu. Hoạt chất corticoid có thể ức chế tổng hợp DNA, ức chế gián phân và bạch cầu đa nhân, từ đó chống viêm, diệt khuẩn. Thuốc chỉ được sử dụng trong thời gian tối đa 30 ngày, nếu muốn dùng lại cần dừng một thời gian.
- Retinoid: Đây là một dẫn xuất của vitamin A, được dùng để điều trị bệnh vảy nến thể giọt tiến triển ở mức độ nặng trên diện rộng. Hoạt chất retinoid có thể kháng nhiễm sừng và kháng tân tạo, qua đó giảm nhanh các triệu chứng và phục hồi tổn thương do vảy nến gây ra. Thời gian dùng thuốc tối đa là 12 tháng, không được lạm dụng.
- Corticoid đường uống: Ngoài thuốc dạng bôi, người bệnh có thể sử dụng nhóm thuốc theo đường uống. Nếu bệnh vảy nến thể giọt xuất hiện và bùng phát ồ ạt cần sử dụng corticoid dạng uống để ngăn ngừa các triệu chứng tiến triển toàn thân và gây ra những nguy hại đến sức khỏe. Loại thuốc này có khả năng giảm nhanh hiện tượng ngứa ngáy khó chịu, phục hồi tổn thương trên da nhưng lại tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nên chỉ được chỉ định dùng trong thời gian ngắn.
Liệu pháp ánh sáng
Liệu pháp ánh sáng hay còn được biết đến là quang hóa trị liệu, thường được sử dụng để điều trị bệnh da liễu mãn tính, bao gồm các dạng của vảy nến. Theo các chuyên gia, liệu pháp ánh sáng có thể kiểm soát tốt những tổn thương trên da, làm giảm triệu chứng của bệnh vảy nến nên cho hiệu quả tích cực.
Thông thường quang hóa trị liệu được thực hiện khi bệnh nhân không đáp ứng tốt với các loại thuốc bôi, thuốc uống trước đó. Người bệnh vảy nến được thăm khám, xác định nguyên nhân, mức độ các tổn thương, sau đó bác sĩ chỉ định phương pháp phù hợp như điều trị bằng tia UV từ ánh sáng mặt trời hoặc dùng tia tử ngoại nhân tạo. Biện pháp này được thực hiện kết hợp cùng thuốc đặc trị nhằm mục đích hạn chế tối đa khả năng gây tác dụng phụ.
Các chuyên gia đánh giá liệu pháp ánh sáng khá an toàn, tuy nhiên thực tế trong quá trình điều trị vẫn xảy ra một số tác dụng phụ không mong muốn như ngứa, đỏ da, da nổi phỏng nước, buồn nôn,... Nếu bạn quá lạm dụng hoặc điều trị thường xuyên trong thời gian dài còn tăng khả năng làn da bị đen sạm, sần sùi, thiếu sức sống, thậm chí có nguy cơ ung thư da.
Bệnh vảy nến giọt nên ăn gì và kiêng gì?
Các chuyên gia cho biết, chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rất nhiều đến các triệu chứng của bệnh, sức khỏe làn da. Nếu thường xuyên dung nạp thực phẩm xấu, nguy cơ bệnh tiến triển nặng và tái phát nhiều lần sẽ cao hơn bình thường. Do đó người bệnh cần chú ý đến vấn đề vảy nến thể giọt nên ăn và kiêng gì để có thể xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp.
Thực phẩm người vảy nến nên ăn:
- Rau xanh và trái cây: Có chứa nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe, giúp phục hồi làn da nhanh hơn. Bạn nên tăng cường ăn súp lơ xanh, rau cải xanh, nho, anh đào, táo,...
- Thực phẩm giàu omega 3: Bao gồm cá hồi, cá thu, ngũ cốc nguyên cám,... hỗ trợ thúc đẩy quá trình tái tạo da mới, tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
- Thực phẩm nhiều kẽm: Nhóm thực phẩm này giúp kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng, hạn chế hiện tượng bong tróc ở da, có thể kể đến như thịt nạc, nghêu sò,...
- Gia vị có tính kháng viêm: Các loại gia vị như gừng, tỏi, nghệ có chứa thành phần kháng viêm tốt, hỗ trợ loại bỏ các tác nhân gây bệnh, kích thích những tổn thương mau lành và ngăn ngừa biến chứng cho người bệnh.
Thực phẩm bệnh vảy nến cần tránh là:
- Đồ ăn có mùi tanh: Tôm, cua, ghẹ, hàu... là thực phẩm có mùi tanh, có khả năng kích thích các phản ứng quá mẫn, giải phóng chất trung gian gây dị ứng, tăng nguy cơ bị bệnh.
- Thực phẩm chứa nhiều gluten: Các chuyên gia khuyến cáo người bị vảy nến không nên dung nạp gluten, có trong lúa mì, lúa mạch, mạch nha,... vì chúng có khả năng gây viêm nhiễm, khiến các vết thương lâu lành hơn.
- Các loại thịt đỏ: Thịt đỏ bao gồm thịt bò, thịt trâu, thịt dê,... mặc dù tốt cho sức khỏe tổng thể nhưng lại tăng sinh hormone tiêu cực gây cản trở quá trình trị bệnh và tăng nguy cơ tái phát.
- Đồ ăn chế biến sẵn: Nhóm thực phẩm này chứa nhiều dầu mỡ, chất bảo quản, có thể kích thích tác nhân gây bệnh, tăng tỷ lệ bệnh vảy nến tái phát.
Lưu ý cần nhớ để cải thiện và phòng ngừa vảy nến thể giọt
Những người bị vảy nến thể giọt thường bị ảnh hưởng tâm lý, suy giảm chất lượng cuộc sống cùng nhiều hệ lụy khác liên quan. Đặc biệt bệnh rất dễ tái phát liên tục và chuyển biến thành những thể vảy nến khác. Do đó bên cạnh việc tìm biện pháp điều trị phù hợp, người bệnh còn cần chú ý cải thiện và phòng ngừa tại nhà như sau:
- Ngay khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh, hãy đến bệnh viện, phòng khám để chẩn đoán, tìm ra nguyên nhân và được bác sĩ tư vấn về phác đồ điều trị vảy nến tốt nhất.
- Không tự ý dùng thuốc bôi hoặc uống khi chưa tham khảo ý kiến chuyên gia vì điều này rất dễ gây ra tác dụng phụ nguy hiểm.
- Khi dùng mẹo dân gian phải ưu tiên lựa chọn nguyên liệu tươi sạch, không sâu bệnh, không chứa hóa chất độc hại. Nếu sau một thời gian không có tiến triển cần dừng lại và tìm biện pháp điều trị khác.
- Người bệnh nên giữ gìn vệ sinh cơ thể, đảm bảo môi trường sống sạch sẽ.
- Ưu tiên dùng sữa tắm, dầu gội, mỹ phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, dùng găng tay và đồ bảo hộ khi làm việc nhà.
- Không để bản thân tiếp xúc trực tiếp với hóa chất độc hại, ánh nắng mặt trời, tác nhân gây dị ứng.
- Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, tích cực, tránh tâm trạng lo lắng, căng thẳng, stress vì đây là những yếu tố khiến bệnh xuất hiện và tái phát dai dẳng.
- Người bệnh cần cân bằng dưỡng chất trong các bữa ăn hàng ngày, không để xảy ra tình trạng dư thừa hoặc thiếu hụt những chất cần thiết.
- Xây dựng lối sống khoa học, loại bỏ những thói quen xấu như hút thuốc, dùng chất kích thích, ngủ muộn, ăn uống không đúng giờ, không tắm rửa thường xuyên. Thay vào đó, bạn hãy dành thời gian tập thể dục hàng ngày, cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi.
- Bổ sung từ 2 - 3 lít nước mỗi ngày, có thể là nước lọc hoặc nước ép trái cây để làn da được cấp ẩm và hỗ trợ tốt cho quá trình phục hồi tổn thương.
Vảy nến thể giọt là tình trạng rất phổ biến hiện nay, có thể bị nhầm lẫn với một số chứng bệnh ngoài da khác. Mặc dù không nguy hiểm trực tiếp cho tính mạng nhưng hiện tượng này lại ảnh hưởng đến cuộc sống và tiềm ẩn nhiều biến chứng. Do đó bạn cần thăm khám, xác định nguyên nhân và tìm biện pháp điều trị phù hợp từ sớm.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!