Huyết Áp Cao Có Uống Được Sâm Không Và Lưu Ý Quan Trọng
Nhân sâm là một loại dược liệu quý hiếm, đắt đỏ và có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể dùng được được loại thượng dược này. Vậy người bị huyết áp cao có uống được sâm không? Bài viết dưới đây DrVitamin sẽ cùng bạn thảo luận về chủ đề này.
Huyết áp cao có uống được sâm không?
Người bị huyết áp cao có uống được sâm không hiện đang là chủ đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Huyết áp cao là căn bệnh mãn tính diễn ra khá phổ biến hiện nay. Nếu không được kiểm soát tốt, nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác như đau tim, suy tim, nhồi máu cơ tim, tai biến, đột quỵ, thậm chí là tử vong.
Trong khi đó, nhân sâm là một loại thảo dược nổi tiếng, có chứa nhiều thành phần dưỡng chất tốt cho sức khỏe con người. Dưới đây là những lợi ích của nhân sâm có thể bạn chưa biết.
- Kiểm soát lượng mỡ máu, đường huyết, phòng ngừa xơ vữa động mạch.
- Hạn chế tình trạng tập kết tiểu cầu, ngăn ngừa hình thành cục máu đông.
- Bảo vệ gan thận khỏi các yếu tố gây hại từ rượu bia, thực phẩm,…
- Tăng cường tuần hoàn máu đến các cơ quan quan trọng trong cơ thể.
- Giúp tim co bóp hiệu quả hơn.
- Tăng cường chức năng của hệ miễn dịch, giúp giảm viêm, ngừa khuẩn.
- Giảm căng thẳng, mệt mỏi, chống trầm cảm, giúp tinh thần được thư giãn.
Với những công dụng trên, nhân sâm được xếp vào danh sách những loại dược liệu cực kỳ bổ dưỡng cho sức khỏe. Vậy thì người huyết áp cao có dùng được sâm không? Đây là một vấn đề gây ra rất nhiều tranh cãi trong giới y học. Tuy nhiên, phần đông đều cho rằng người bị huyết áp cao VẪN CÓ THỂ DÙNG nhân sâm với liều lượng và cách sử dụng phù hợp.
Bác sĩ Yomamoto của bệnh viện Nisse Nhật Bản đã tiến hành nghiên cứu trên 316 mẫu để giải thích câu hỏi trên. Cụ thể, bác sĩ đã lựa chọn 207 người huyết áp ổn định, 74 người bị huyết áp cao và 35 người huyết áp thấp. Những người này được chỉ định sử dụng nhân sâm với liều lượng 3 lần/ngày, mỗi lần 3-6g sâm, dùng liên tục trong vòng 2 tháng.
Kết quả cho thấy, người bị huyết áp cao có xu hướng hạ huyết áp, người bị huyết áp thấp có xu hướng tăng huyết áp, còn những người có huyết áp ổn định thì không bị ảnh hưởng.
Một vài nghiên cứu khác của các nhà Y học cổ truyền tại Hàn Quốc và Trung Quốc cũng cho kết quả tương tự. Như vậy có thể thấy người bị huyết áp cao hoàn toàn có thể sử dụng được dược liệu này. Chỉ cần bạn dùng đúng cách và đúng liều lượng sẽ không những không làm ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn hỗ trợ làm giảm huyết áp một cách đáng kể.
Lưu ý khi sử dụng sâm cho người bị cao huyết áp
Sau khi đã giải đáp được thắc mắc người cao huyết áp có uống được sâm không, bạn cũng cần phải chú ý thêm một vài vấn đề sau để đảm bảo an toàn cho sức khỏe:
- Chỉ nên sử dụng sâm với liều lượng vừa phải theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không được dùng quá nhiều sẽ khiến tim đập nhanh, huyết áp tăng mạnh, rất nguy hiểm.
- Không dùng sâm vào thời điểm cơn huyết áp đang lên cao.
- Không nên uống trà sâm gần với thời điểm dùng thuốc hạ huyết áp vì nó có thể làm thay đổi dược tính của thuốc, khiến thuốc giảm tác dụng. Tốt nhất nên uống cách nhau từ 2-3 giờ.
- Không uống trà sâm khi đói vì sẽ gây cồn cào, khó chịu, hạ huyết áp quá mức.
- Nên sử dụng nhân sâm sau bữa ăn sáng và trưa khoảng 15-20 phút.
- Nên dùng với liều lượng nhỏ, nên chế biến thành dạng trà để cơ thể dễ hấp thu hơn.
- Không dùng trà sâm vào buổi tối trước khi đi ngủ vì nó có thể gây hưng phấn thần kinh, khiến người bệnh bị mất ngủ, khó ngủ, rối loạn giấc ngủ.
- Các loại sâm chỉ là thực phẩm hỗ trợ cải thiện sức khỏe, không phải “tiên dược” có thể chữa bách bệnh. Vì thế bạn không nên quá phụ thuộc vào sản phẩm này mà bỏ qua việc thăm khám và điều trị bệnh bằng thuốc Tây y.
- Nên thiết lập thói quen tập luyện thể dục thể thao để cải thiện sức khỏe, nâng cao sức đề kháng.
- Người bị huyết áp cao nên ăn nhạt, hạn chế sử dụng thực phẩm chữa nhiều gia vị cay, mặn, ngọt, sẽ không tốt cho tim mạch và huyết áp.
- Thực đơn dinh dưỡng hàng ngày nên có nhiều rau củ quả, hạn chế các loại thịt đỏ, mỡ động vật, nội tạng động vật, rượu, bia,…
- Thường xuyên đo chỉ số huyết áp để có biện pháp điều chỉnh kịp thời.
- Không dùng sâm cho những đối tượng như: Người đang bị đau bụng, người bị mất ngủ kinh niên, người bị viêm loét dạ dày, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ dưới 14 tuổi, người bị lao phổi, viêm gan viêm túi mật, sỏi thận, ho ra máu,…
- Nên mua sâm tại những địa chỉ uy tín, tránh dùng phải sâm giả sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Như vậy bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc huyết áp cao có uống được sâm không. Dựa trên những thông tin được cung cấp, người bệnh hãy thiết lập cho mình một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh ngay từ hôm nay để giúp kiểm soát bệnh tật và cải thiện sức khỏe cho chính mình.
Bài viết hấp dẫn:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!