[Giải Đáp] Tại Sao Người Huyết Áp Cao Không Nên Ăn Mặn?
Huyết áp cao là căn bệnh thường gặp ở người lớn tuổi và gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh. Vậy câu hỏi được đặt ra là tại sao người huyết áp cao không nên ăn mặn và nên ăn bao nhiêu muối là đủ? Để có được câu trả lời, bạn đọc hãy cùng tìm hiểu thông tin qua nội dung bài viết dưới đây.
Tại sao người huyết áp cao không nên ăn mặn?
Thực phẩm mặn đều có chứa hàm lượng muối rất cao. Muối là một loại gia vị vô cùng quen thuộc và không thể thiếu trong khẩu phần ăn hàng ngày của mỗi gia đình. Chúng giúp món ăn trở nên đậm đà và ngon miệng hơn. Tuy nhiên, nếu lạm dụng muối cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh tăng huyết áp, tim mạch, hay nguy hiểm hơn đó là ung thư dạ dày.
Bởi muối được tạo thành từ hai khoáng chất là Natri và Clorua có vai trò quan trọng đối với cơ thể. Trong đó:
- Natri: Chiếm 40% thành phần của muối, có vai trò điều chỉnh lượng máu, co cơ, huyết áp và chức năng thần kinh.
- Clorua: Là chất điện giải quan trọng, chiếm 60% thành phần của muối có tác dụng duy trì sự cân bằng nước và khoáng chất trong cơ thể.
Vậy tại sao người huyết áp cao không nên ăn mặn?
Ăn mặn ở đây không chỉ là người bệnh ăn những món ăn được nêm nếm nhiều muối mà còn ăn thường xuyên các món như: Dưa muối, cà muối, hành muối, thực phẩm chế biến sẵn (thịt nguội, thịt xông khói,…). Mặc dù những món ăn này tương đối đậm đà, ngon miệng hơn nhưng lại tiềm ẩn những nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe.
Ăn quá nhiều muối đồng nghĩa với việc hàm lượng natri và clorua trong cơ thể sẽ ở mức cao. Bản chất của natri là hút nước, khi chúng thẩm thấu vào thành của động mạch, nước sẽ được giữ lại trong lòng mạch. Từ đó làm tăng thể tích lưu thông máu, tăng áp lực máu trong lòng mạch và đó là nguyên nhân huyết áp tăng cao.
Thận là cơ quan có vai trò điều chỉnh lượng natri và nước trong máu. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều muối sẽ làm mất đi sự cân bằng này và hiển nhiên nồng độ natri trong máu sẽ tăng lên. Điều này khiến cơ thể phải giữ nhiều nước hơn, đồng thời làm tăng cả chất lỏng bao quanh các tế bào cũng như thể tích máu.
Khi lượng máu trong cơ thể tăng lên, các mạch máu sẽ chịu áp lực cao hơn và tim cần phải làm việc nhiều hơn để có thể vận chuyển máu đi khắp cơ thể. Nếu tình trạng này kéo dài rất có thể dẫn đến xơ cứng mạch máu từ đó làm tăng nguy cơ huyết áp cao, bệnh tim và có thể là đột quỵ.
Bên cạnh đó, lượng muối cao cũng sẽ gây ảnh hưởng tới quá trình loại bỏ chất béo trong mạch máu của cơ thể. Nếu ăn mặn nếu kết hợp với việc căng thẳng trong thời gian dài sẽ gây áp lực lên thần kinh làm cho động mạch bị co lại, dẫn đến tăng sức cản ngoại vi và tăng huyết áp. Ngoài ra, việc sử dụng quá nhiều muối còn gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe như: suy tim, suy thận, loãng xương,…
Tuy nhiên, cao huyết áp không có triệu chứng hay biểu hiện rõ ràng, cùng với nhận thức về sự nguy hiểm của bệnh vẫn còn rất thấp. Vì vậy nó còn được mệnh danh là “căn bệnh giết người thầm lặng”.
Các dấu hiệu cho thấy bạn đã ăn nhiều muối
Mặc dù, chế độ ăn hằng ngày chúng ta khó có thể xác định chính xác được hàm lượng muối trong mỗi loại thực phẩm là bao nhiêu. Tuy nhiên, để biết được liệu cơ thể có đang thừa muối hay không, bạn có thể dựa trên một số tiêu chí đánh giá như sau:
- Thường xuyên khát nước.
- Huyết áp tăng.
- Tay chân sưng phù.
- Đi tiểu nhiều.
- Nước tiểu có màu vàng đậm.
- Mắc sỏi thận do thận làm việc quá sức.
- Cảm thấy món ăn nào cũng nhạt nhẽo, không vừa miệng.
Nếu bạn thấy xuất hiện các dấu hiệu trên có nghĩa là hàm lượng natri trong cơ thể bạn đang ở mức cao. Vì vậy việc cần làm đầu tiên là hạn chế muối trong khẩu phần ăn hàng ngày càng sớm càng tốt. Sau đó đến gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp.
Ăn muối như thế nào là đủ?
Vì những tác hại của việc ăn nhiều muối tới sức khỏe nên bạn cần biết mình ăn bao nhiêu muối là đủ. Tùy theo từng độ tuổi khác nhau mà lượng muối tiêu thụ cũng sẽ khác nhau. Cụ thể:
- Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi: Không nên sử dụng muối.
- Trẻ em từ 1–3 tuổi: Dưới 2g muối (tương đương 0,8g natri) mỗi ngày.
- Trẻ em từ 4–6 tuổi: Dưới 3g muối (tương đương 1,2g natri) mỗi ngày.
- Trẻ em từ 7–10 tuổi: Dưới 5g muối (tương đương 2g natri) mỗi ngày.
- Trẻ em từ 11 tuổi trở lên: Dưới 6g muối (tương đương 2,4g natri) mỗi ngày.
- Người trưởng thành trên 18 tuổi: Dưới 6g muối (tương đương khoảng 2,4g natri) một ngày.
Ngoài việc hạn chế muối trong nấu nướng hàng ngày, bạn cũng không nên ăn quá nhiều các thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt nguội, thịt xông khói, mì ăn liền, đồ ăn nhanh,… Vì hàm lượng muối trong những thực phẩm này cũng rất cao. Một số gia vị hay chất phụ gia khác như bột ngọt, bột nêm, nước mắm, bột canh,… cũng phải hạn chế tối đa.
Trên đây là những thông tin cơ bản giúp bạn trả lời cho câu hỏi tại sao người huyết áp cao không nên ăn mặn. Hy vọng với nội dung trên sẽ phần nào giúp bạn và những người thân yêu cải thiện được tình trạng bệnh tăng huyết áp của mình để có được sức khỏe tốt nhất.
Bài đọc thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!