Đột Quỵ Sau Khi Tập Thể Dục
Đột quỵ sau khi tập thể dục là tình trạng người bệnh đột ngột bị tai biến trong lúc đang chơi thể thao hoặc sau khi vừa kết thúc quá trình luyện tập. Hiện tượng này rất nguy hiểm và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Vì vậy bạn cần trang bị cho mình đầy đủ kiến thức để phòng ngừa và biết cách xử lý khi gặp phải vấn đề này.
Đột quỵ sau khi tập thể dục là gì?
Vai trò của việc rèn luyện thể thao đối với sức khỏe con người là điều vô cùng quan trọng. Nhờ có tác dụng của việc tập luyện, não bộ sẽ tập trung tốt hơn, tăng cường tư duy và giúp con người cảm thấy thoải mái, hưng phấn hơn. Tuy nhiên trong những năm gần đây, số ca nhập viện để điều trị đột quỵ do tập luyện thể dục đang ngày càng tăng cao khiến nhiều người cảm thấy lo lắng, không dám vận động như trước.
Đột quỵ là tình trạng các mạch máu ở não bị tắc nghẽn hoặc đứt vỡ khiến não không thể nhận được máu và lượng oxy cần thiết. Điều này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các hoạt động của não bộ. Người bệnh có thể xảy ra tình trạng đột quỵ và tử vong nếu không được xử lý kịp thời.
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, tình trạng đột quỵ khi tập thể dục thể thao được chia thành hai nhóm chính:
- Nhóm thứ nhất
Đột quỵ xảy ra ở những người có sẵn yếu tố nguy cơ ví dụ như: Bị bệnh phình mạch máu não, viêm cơ tim, huyết áp cao, tiểu đường, béo phì,... Từ đó dẫn đến nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, xuất huyết não cấp,... Người bệnh không biết rõ tình trạng sức khỏe của mình nên thường chủ quan. Vì vậy khi cơn đột quỵ xảy ra họ thường bị sốc và rơi vào trạng thái trầm cảm khá lâu.
- Nhóm thứ hai
Đột quỵ xảy ra khi người bệnh chơi thể quá sức, quá mức chịu đựng của bản thân. Ví dụ một người chỉ có thể chạy được 5km, sau khi tập luyện có thể tăng tốc độ lên 10km, nhưng ngày hôm đó họ lại nâng cao mức chạy lên đến 40-50km khiến cơ thể bị quá sức. Điều này thường xảy ra khá phổ biến và làm tăng nguy cơ bị tử vong do đứt mạch máu não.
Không chỉ người cao tuổi mà ngay cả những người trẻ khi tập luyện thể thao quá mức cũng có thể gặp phải tình trạng đột quỵ. Vì vậy bạn cần hết sức lưu ý tới sức khỏe của mình để tránh gặp phải những hậu quả khó lường.
Nguyên nhân gây đột quỵ khi tập thể dục
Có rất nhiều nguyên nhân khiến người bệnh bị đột quỵ sau khi tập thể dục. Tuy nhiên vấn đề chủ yếu vẫn nằm ở tình trạng sức khỏe, các bệnh nền, tuổi tác và cường độ luyện tập của từng người.
Dưới đây là những nguyên nhân và yếu tố nguy cơ khiến người bệnh bị đột quỵ trong hoặc sau khi tập thể dục:
- Người cao tuổi tập thể dục vào buổi sáng sớm.
- Người trẻ tuổi đi tắm ngay sau khi tập luyện, vận động mạnh.
- Tập luyện quá sức, không kiểm soát được cường độ tập luyện của mình.
- Có các bệnh nền như tim mạch, cao huyết áp, béo phì, tiểu đường, mỡ máu, đông máu, hen suyễn...
- Thường xuyên thức khuya, ngủ muộn, ngủ không đủ giấc.
- Ăn uống không khoa học, bỏ bữa, thiếu chất.
- Hút thuốc lá, dùng các chất kích thích, uống nhiều rượu bia.
- Thường xuyên bị căng thẳng, áp lực công việc, stress kéo dài.
Triệu chứng nhận biết người bệnh bị đột quỵ sau khi tập luyện
Những triệu chứng của bệnh đột quỵ khi tập thể dục thể thao khá rõ ràng. Tuy nhiên do chúng thường xảy đến một cách bất ngờ và đột ngột nên cả người bệnh và những người xung quanh đều không có sự chuẩn bị trước. Vì thế bạn cần để ý tới một số dấu hiệu sau để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh.
- Trong quá trình tập luyện thể thao đột nhiên cảm thấy đau đầu, đi lại khó khăn, loạng choạng.
- Hoa mắt, chóng mặt, thị lực suy giảm, tầm nhìn kém.
- Chân tay bị tê, cơ mặt bị cứng.
Đây là những dấu hiệu thông báo bạn đang rơi vào tình trạng đột quỵ. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.
Xem thêm: Đột Quỵ Có Chữa Được Không? Phòng Ngừa Bệnh Như Thế Nào?
Đột quỵ sau khi tập thể dục xử lý thế nào?
Căn cứ vào các dấu hiệu đột quỵ của từng người, chúng ta sẽ có những cách xử lý khác nhau.
Đối với tình trạng đột quỵ thoáng qua
Tình trạng này có thể diễn ra nhanh chóng rồi qua đi nên nhiều người cảm thấy chủ quan. Tuy nhiên người bệnh vẫn không được chủ quan bởi cơn đột quỵ vẫn có thể xảy đến bất cứ lúc nào.
Dấu hiệu nhận biết: Mắt mờ, choáng váng, đau đầu, cứng cổ, buồn nôn, nhìn đôi, ngã quỵ,...
Cách xử lý:
- Nếu người bệnh vẫn cử động được chân tay, vẫn nói được và chưa bị mất ý thức thì nên để người bệnh nghỉ ngơi một lúc.
- Trong thời gian đó bạn nên nhanh chóng tìm phương tiện để đưa người bệnh đến bệnh viện gần đó để được cấp cứu.
Điều trị tai biến mạch máu não nghiêm trọng
Người bệnh bị đột quỵ khi chơi thể thao ở mức độ nghiêm trọng cần được sơ cứu và cấp cứu kịp thời. Nếu bỏ qua thời điểm “vàng” để cứu não có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và khả năng phục hồi của người bệnh.
Dấu hiệu nhận biết: Chân tay đột ngột bị tê, yếu, các triệu chứng có thể xảy ra ở một bên của cơ thể, đột nhiên xây xẩm mặt mày, choáng váng, không nói được, ú ớ, nói ngọng, nói nhảm, mất thị lực, đau đầu dữ dội,...
Cách xử lý:
- Gọi cấp cứu để đưa người bệnh đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
- Trong thời gian chờ xe cứu thương cần sơ cứu cho người bệnh để đảm bảo an toàn cho người bệnh.
- Giữ cho môi trường xung quanh bệnh nhân được thông thoáng để họ thở tốt.
- Đặt người bệnh lên một mặt phẳng theo tư thế đầu và lưng nghiêng chừng 45 độ so với cơ thể.
- Không được tự ý châm cứu, bấm huyệt hay đánh gió.
- Không cho người bệnh ăn uống bất cứ thứ gì, bao gồm cả việc uống nước hoặc uống thuốc vì có thể khiến người bệnh bị sặc, gây bít tắc đường thở.
- Nếu người bệnh ngừng thở, mạch ngừng đập cần tiến hành ép tim ngoài lồng ngực với tần suất 80-100 lần/phút cho đến khi tim đập lại.
Phòng ngừa đột quỵ sau khi tập thể thao
Thực tế chúng ta hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa tình trạng đột quỵ khi tập thể thao bằng cách xây dựng chế độ tập luyện, nghỉ ngơi hợp lý. Cụ thể như sau:
- Trong suốt quá trình tập luyện người bệnh nên duy trì cường độ các bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình.
- Những người có thể lực yếu, sức bền kém nên tham gia tập luyện những bộ môn nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, đạp xe, bơi lội,...
- Chỉ nên tập luyện 3-5 lần/tuần, không cần phải tập luyện liên tục mỗi ngày.
- Luôn luôn theo dõi các chỉ số cơ thể như nhịp tim, huyết áp. Nhịp tim ở mức an toàn là < 75% nhịp tim tối đa, huyết áp ổn định là khoảng 120/80mmHg.
- Đối với những người bị mắc bệnh mãn tính liên quan đến hô hấp, tim mạch thì luôn phải mang theo thuốc xịt hen suyễn bên người.
- Nên thuê huấn luyện viên riêng để được tư vấn thêm các bài tập thể lực phù hợp, hiệu quả. Cần luyện tập với tư thế chuẩn, bắt đầu từ những chi tiết nhỏ nhất. Tránh việc tập luyện sai cách, không phù hợp với thể lực.
- Nếu sức khỏe không tốt nên dành thời gian nghỉ ngơi ít nhất 3 ngày rồi mới tiếp tục tập luyện, tuyệt đối không được gắng sức để tập.
- Nên đảm bảo chế độ dinh dưỡng phù hợp, ăn nhiều rau củ quả, uống nhiều nước, ăn ít thực phẩm giàu chất béo, muối, đường,...
- Nên đi ngủ sớm, ngủ đủ 7-8 tiếng/ngày, hạn chế căng thẳng, áp lực.
- Từ bỏ các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu, bia, nước ngọt có gas,...
- Những người bị thừa cân béo phì nên có chế độ giảm cân khoa học để phòng ngừa bị máu nhiễm mỡ, huyết áp cao, tiểu đường. Đây đều là những yếu tố nguy cơ gây ra tình trạng đột quỵ.
Trên đây là những thông tin về bệnh đột quỵ sau khi tập thể dục. Hy vọng chia sẻ này của DrVitamin đã giúp bạn có thêm được nhiều thông tin hữu ích. Từ đó có thêm được nhiều kiến thức để biết cách giúp mình và người thân vượt qua được tình trạng đột quỵ trong và sau khi chơi thể thao.
Bài viết hấp dẫn:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!