Huyết Áp Cao Sau Khi Sinh Mổ
Huyết áp cao sau khi sinh mổ là chủ đề ít được bàn luận đến. Tuy nhiên nó có thể gây ra nguy hiểm cho sản phụ nếu không được kiểm soát và điều trị kịp thời. Vậy nguyên nhân và dấu hiệu khiến phụ nữ sau sinh bị tăng huyết áp là gì? Điều trị và phòng ngừa bệnh như thế nào cho hiệu quả? Bài viết dưới đây hãy cùng các chuyên gia của DrVitamin tìm hiểu về vấn đề này.
Huyết áp cao sau khi sinh mổ là gì?
Huyết áp cao sau khi sinh mổ là tình trạng khá hiếm gặp và ít được nhắc đến. Hiện tượng này xảy ra khi sản phụ bị tăng huyết áp và có nhiều protein trong nước tiểu ở thời điểm 48 giờ sau khi vừa sinh con. Căn bệnh này liên quan đến tiền sản giật xuất hiện trong thời gian mang thai 3 tháng cuối.
Tăng huyết áp sau khi sinh con tương đối nguy hiểm nếu không được kiểm soát và điều trị kịp thời. Nó có thể gây ra tình trạng co giật, đột quỵ và những biến chứng khó lường khác. Vì vậy thai phụ nên chú ý các vấn đề về sức khỏe và đến gặp bác sĩ để được thăm khám và khắc phục kịp thời.
Nguyên nhân khiến sản phụ bị tăng huyết áp sau sinh
Trong suốt thời kỳ mang thai và sau sinh, cơ thể của sản phụ có sự thay đổi liên tục. Nếu không thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi một cách khoa học sẽ khiến huyết áp tăng cao. Dưới đây là một số nguyên nhân gây tăng huyết áp ở phụ nữ sau sinh:
- Sinh con khi chưa đủ 20 tuổi hoặc trên 40 tuổi.
- Mang song thai, đa thai.
- Thiếu hụt dinh dưỡng, không cung cấp đủ chất dinh dưỡng trong thời gian mang thai.
- Thời tiết thay đổi bất thường, độ ẩm xuống thấp.
- Gặp áp lực, căng thẳng, stress thường xuyên.
- Thai phụ bị mất ngủ, thiếu ngủ trong thời gian dài.
- Làm các công việc nặng nhọc trước khi sinh.
- Thai phụ từng bị tiền sản giật trong những lần sinh đẻ trước.
- Có tiền sử bị bệnh tiểu đường, suy gan thận.
- Sử dụng dịch truyền tĩnh mạch trong lúc sinh.
- Sử dụng các biện pháp giúp giảm đau khi sinh.
- Sản phụ đang bị u tuyến thượng thận.
Dấu hiệu của tình trạng tăng huyết áp sau sinh
Những triệu chứng tăng huyết áp sau khi sinh mổ không dễ phát hiện bởi chúng rất phổ biến và giống với các căn bệnh thông thường khác. Điều này khiến sản phụ ít để ý đến và chủ quan trong việc thăm khám và điều trị.
Dưới đây là một số triệu chứng điển hình cho thấy bạn đang bị huyết áp cao sau khi sinh mổ:
- Huyết áp tăng cao với chỉ số đo được là 140/90 mmHg trở lên.
- Protein dư thừa quá nhiều trong nước tiểu.
- Giảm số lần đi tiểu trong ngày, lượng nước tiểu cũng giảm.
- Gặp phải những cơn đau đầu từ trung bình đến dữ dội.
- Buồn nôn, nôn, mệt mỏi.
- Cân nặng của thai phụ tăng một cách đột ngột.
- Đau vùng bụng trên rốn, đau vùng hạ sườn bên phải.
- Thị lực suy giảm, nhạy cảm với ánh sáng hoặc mất thị lực tạm thời.
Nếu phát hiện những dấu hiệu này, bạn nên đến bệnh viện ngay lập tức để được các bác sĩ thăm khám và điều trị.
Đối tượng có nguy cơ bị huyết áp cao sau sinh
Không phải sản phụ nào cũng bị huyết áp cao sau khi sinh, dưới đây là những đối tượng dễ gặp phải tình trạng này bạn cần chú ý:
- Người bị tăng huyết áp trong lần mang thai gần đây nhất. Khi đó, sản phụ sẽ có nguy cơ bị tăng huyết áp thai kỳ và huyết áp cao sau khi sinh.
- Phụ nữ bị thừa cân, béo phì.
- Sản phụ mang song thai thậm chí là đa thai.
- Phụ nữ bị bệnh lý tăng huyết áp mãn tính.
- Phụ nữ bị bệnh đái tháo đường tuýp 1, tuýp 2.
Xem thêm: Những Người Bị Huyết Áp Cao Có Uống Được Linh Chi Không?
Huyết áp cao sau khi sinh mổ có nguy hiểm không?
Các bác sĩ khoa sản cho biết, phụ nữ sau sinh hơn 3 tháng mà huyết áp không quay trở lại bình thường thì được chẩn đoán bị huyết áp cao sau sinh.
Sản phụ bị tăng huyết áp sau sinh nếu không được phát hiện và điều trị phù hợp sẽ gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm bao gồm:
- Sản giật sau khi sinh
- Dày thất trái.
- Giãn thất trái.
- Bệnh lý võng mạc.
- Suy tim.
- Bệnh mạch vành.
- Bệnh lý mạch máu ngoại biên.
- Tai biến mạch não.
- Tiểu đạm.
- Suy thận.
- Phù phổi cấp.
- Thuyên tắc mạch do huyết khối.
- Tán huyết và số lượng tiểu cầu giảm.
- Men gan tăng.
- Đột quỵ.
Cách điều trị huyết áp cao sau khi sinh hiệu quả
Để điều trị tình trạng huyết áp cao sau khi sinh mổ, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn sử dụng một số loại thuốc đặc trị bao gồm:
- Thuốc ức chế canxi: Thuốc chẹn kênh canxi được dùng phổ biến nhất là Nifedipin, có tác dụng ức chế canxi, chống tăng huyết áp. Thuốc an toàn cho sản phụ, không làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa, không gây tác dụng phụ trên tim nhưng có thể gây đau đầu nhiều hơn.
- Thuốc ức chế thụ thể βeta: Một số loại thuốc trong nhóm này được sử dụng bao gồm atenolol, propranplol, metoprolol, labetalol… Tuy nhiên thuốc chẹn βeta có thể khiến tình trạng hen suyễn và suy tim trở nên nghiêm trọng hơn.
- Thuốc ức chế men chuyển: Một số loại thuốc nằm trong nhóm thuốc ức chế men chuyển được chỉ định sử dụng cho sản phụ bao gồm captopril, enalapril.
- Thuốc ngăn ngừa tình trạng co giật: Phổ biến nhất là thuốc Magnesium sulfate, có tác dụng ngăn ngừa tình trạng co giật ở phụ nữ bị huyết áp cao sau sinh. Thuốc được dùng trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh và được bác sĩ chuyên khoa theo dõi chặt chẽ trong quá trình sử dụng.
Tuy nhiên trong quá trình sử dụng các loại thuốc này, sản phụ có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: Nhịp tim chậm, run chân tay, ngực co thắt, nhức đầu, chân tay bị sưng phù, khô miệng, đỏ bừng mặt, chảy máu mũi, trầm cảm, hạ huyết áp khi thay đổi tư thế,...
Vì vậy việc sử dụng các loại thuốc điều trị huyết áp cao sau khi sinh mổ cần được bác sĩ thăm khám, chỉ định và theo dõi. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về dùng để tránh gây hại cho sức khỏe cũng như chất lượng sữa cho bé.
Phòng ngừa tăng huyết áp sau khi sinh
Hiện tại vẫn chưa thể xác định liệu có phòng ngừa được tình trạng tăng huyết áp sau sinh một cách triệt để hay không. Tuy nhiên các bác sĩ sản khoa vẫn khuyên bạn nên chú ý tới một số vấn đề như sau:
- Nên ăn uống điều độ, khoa học, lành mạnh
Phụ nữ mang thai ở thời kỳ tam cá nguyệt thứ 3 cần bổ sung từ 300-500 kilocalo/ngày. Còn trong giai đoạn cho con bú, sản phụ sẽ phải bổ sung thêm khoảng 500 kcal/ngày so với lúc mang thai. Trong khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày bạn nên ăn nhiều rau củ quả, ngũ cốc, chất đạm, thực phẩm giàu protein. Đồng thời tránh xa việc dùng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, nước ngọt có ga…
- Sản phụ nên vận động mỗi ngày
Vận động với cường độ phù hợp không chỉ giúp xương khớp luôn khỏe mạnh, kiểm soát cân nặng mà còn giúp bạn dễ sinh hơn. Vì vậy mỗi ngày bạn nên tập luyện khoảng 30 phút với những bộ môn thể thao vừa sức như: Đi bộ, tập yoga, bơi lội, đạp xe,... Để đảm bảo quá trình tập luyện đạt hiệu quả và an toàn, bạn nên tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ trước khi lựa chọn môn tập.
- Sinh hoạt điều độ
Phụ nữ mang thai và sau sinh thường rơi vào tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, khó ngủ, dễ cáu gắt, nổi nóng. Vì vậy để tránh gặp phải tình trạng tăng huyết áp sau khi sinh con, bạn nên có chế độ hoạt hoạt hợp lý, ngủ đủ giấc, không làm việc nặng nhọc và hạn chế căng thẳng stress bằng cách thư giãn, xem phim, nghe nhạc, đi massage... Nên nhờ cậy người thân trông con hoặc dọn dẹp nhà cửa để bạn có thêm thời gian để nghỉ ngơi.
- Kiểm tra huyết áp thường xuyên
Đối với những mẹ bầu có tiền sử bị bệnh huyết áp cao, huyết áp không ổn định. Bạn nên chủ động kiểm tra sức khỏe của mình thường xuyên bằng cách mua các loại máy đo chuyên dụng để theo dõi chỉ số huyết áp tại nhà. Khi chỉ số tăng cao quá mức bạn nên có sự điều chỉnh lại chế độ ăn uống sinh hoạt của mình sao cho phù hợp.
- Khám thai định kỳ để theo dõi sức khỏe thai sản
Ở những tháng cuối bạn cần tích cực đi khám thai để theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân. Ngoài ra việc khám thai còn giúp thai phụ phát hiện được các bệnh lý có thể mắc phải, các chỉ số đo huyết áp qua từng mốc thai kỳ. Từ đó biết được bạn nên sinh thường hay sinh mổ sẽ phù hợp hơn.
Trên đây là những thông tin về tình trạng huyết áp cao sau khi sinh mổ. Hy vọng những chia sẻ này của DrVitamin đã giúp ích cho bạn có thêm được nhiều kiến thức bổ ích. Hãy cố gắng duy trì một lối sống sinh hoạt lành mạnh, chú ý tới chế độ ăn uống và tập những bài tập tốt cho sức khỏe.
Nội dung hấp dẫn:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!