Đột Quỵ Khi Tắm Đêm
Đột quỵ khi tắm vào ban đêm là vấn đề được nhiều người trẻ quan tâm hiện nay. Do đặc thù công việc mà có không ít người thường tắm rất khuya hoặc tắm trước khi đi ngủ. Điều này có thể gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, trong đó có bệnh đột quỵ. Vậy nguyên nhân gây đột quỵ trong lúc tắm là gì? Cách phòng tránh ra sao? Bạn hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Vì sao tắm đêm dễ gây đột quỵ?
Đột quỵ (tai biến mạch máu não) là tình trạng xảy ra khi lượng máu cung cấp cho não bộ bị tắc nghẽn hoặc gián đoạn. Khi đó não bị thiếu oxy và chất dinh dưỡng cần thiết khiến các tế bài não chết trong thời gian ngắn. Do vậy, bệnh nhân đột quỵ khi tắm có nguy cơ bị tử vong cao nếu không được xử lý và cấp cứu kịp thời.
Thực tế không phải cứ tắm đêm hay tắm lạnh là sẽ bị đột quỵ, nhưng nó là yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ tổng thể và làm tăng nguy cơ bị đột quỵ lên cao. Việc tắm vào ban đêm với nhiệt độ nước không phù hợp làm thay đổi trạng thái và nhiệt độ của cơ thể nhanh chóng khiến các mạch máu co lại, ảnh hưởng đến việc lưu thông máu lên não hoặc thoát nhiệt. Từ đó có thể dẫn đến các bệnh về phổi, nhồi máu cơ tim cấp, tai biến hoặc thậm chí là đột quỵ.
Nguyên nhân gây ra tình trạng đột quỵ khi tắm
Lý giải cụ thể cho câu hỏi vì sau tắm khuya dễ gây đột quỵ? Theo chuyên gia, nguyên nhân trực tiếp thúc đẩy phát bệnh đột quỵ khi tắm là do thông qua một số tác động như:
Tắm khi cơ thể quá mệt mỏi
Nhiều bạn có quan điểm khi cơ thể đang mệt nếu đi tắm sẽ giúp tỉnh táo và sảng khoái hơn. Nhưng đây là việc làm hoàn toàn sai lầm, bởi khi mệt mỏi khả năng lưu thông khí huyết và tuần hoàn máu bị giảm mạnh. Việc tắm bằng nước ấm sẽ dễ dàng làm mạch máu mở rộng gây suy tim, còn tắm bằng nước lạnh khiến mạch máu co lại gây nguy cơ bị cảm lạnh và đột quỵ khi tắm ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng của bạn.
Đột quỵ khi tắm do có bệnh lý nền
Theo chuyên gia, ở một số người lớn tuổi có nhiều bệnh nền như tiểu đường, huyết áp cao, thiếu máu não, bệnh tim mạch, suy thận,... thì cơ thể rất nhạy cảm với sự thay đổi của tuần hoàn máu khi tắm. Sức khoẻ của những đối tượng có bệnh nền thường khá yếu, nếu thường xuyên tắm khuya sẽ dễ bị đột quỵ hơn so với người khoẻ mạnh.
Bên cạnh đó, việc tắm quá muộn sẽ khiến cho mạch máu não có xu hướng giãn nở, gây ra hiện tượng mệt mỏi đau nhức. Đây chính là điều kiện thuận lợi để phát bệnh cấp tính ở những người đã có bệnh sẵn từ trước.
Đột quỵ do nhiệt độ khi tắm
Ở các nước châu Âu và một số nước ôn đới như Hàn Quốc, Nhật Bản thì vào mùa lạnh số người bị đột quỵ có tỉ lệ tăng mạnh so với mùa nóng. Điều này cho thấy yếu tố nhiệt độ khi bị thay đổi đột ngột có tác động trực tiếp khiến cơ thể dễ bị đột quỵ.
Một nghiên cứu cho thấy khi nhiệt độ cơ thể và nhiệt độ môi trường chênh lệch trên 5 độ C sẽ xảy ra tình trạng cơ thể bị sốc nhiệt. Lời khuyên cho bạn là nên để nhiệt độ nước tắm ở khoảng 24 - 29 độ, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Xem thêm: Đột Quỵ Sau Khi Tập Thể Dục: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu & Điều Trị
Thói quen đi tiểu trước khi tắm
Có thể bạn chưa biết, một số thói quen như đi vệ sinh trước khi tắm là nguyên nhân gây gây kích thích các dây thần kinh cũng như tình trạng tăng áp lực lên ổ bụng. Việc này khiến cho hệ tuần hoàn của cơ thể bị căng thẳng trước khi tắm, từ đó gây ra những tác động nguy hiểm đến sức khỏe trong đó có đột quỵ.
Ngoài ra, có nhiều bạn thường dội nước lạnh từ trên đỉnh đầu xuống khi tắm sẽ làm thay đổi nhiệt độ đột ngột. Đây là thói quen không tốt, có thể gây ra áp lực gây vỡ mao mạch, động mạch ở phần đầu. Chính vì vậy, khi tắm mọi người nên làm ướt tay chân trước bằng nước vừa đủ ấm để cơ thể làm quen dần với sự thay đổi nhiệt độ.
Tắm sau khi uống rượu bia
Theo khuyến cáo của Bộ Y Tế, tuyệt đối mọi người không nên tắm ngay sau khi sử dụng các chất kích thích, kể cả tắm bằng nước ấm. Bởi sau khi uống rượu bia nhiệt độ cơ thể tăng cao, nồng độ cồn trong máu cao và mạch máu cũng đang giãn nở.
Khi này chất cồn còn gây ức chế quá trình hoạt động của gan, khi tắm làm giảm lượng đường glucose trong cơ thể. Vì vậy, kết thúc bữa tiệc về muộn trong người vẫn còn chất kích thích sẽ mà bạn đi tắm sẽ gây hoa mắt chóng mặt, thậm chí đột quỵ cực cao.
Tắm quá lâu vào ban đêm
Nhiều người, đặc biệt là các bạn nữ thường có thói quen ngâm mình trong bồn tắm rất lâu trên 20 phút, thậm chí là gần 1 tiếng đồng hồ dù là tắm khuya. Tuy nhiên, đều này có thể là nguyên nhân khiến cho da bị mất nước khiến nhịp tim không ổn định và gây đột quỵ vào ban đêm.
Một số nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân gây đột quỵ do tắm muộn ở trên, có nhiều trường hợp cơ thể vận động mạnh người còn mồ hôi, bật điều hòa ở nhiệt độ thấp sau khi tắm, đi ngủ khi tóc còn ướt hay đi tắm khi cơthể ở trạng thái quá no cũng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Những khuyến cáo giúp hạn chế đột quỵ khi tắm đêm
Đột quỵ là vấn đề sức khỏe đáng cảnh báo hiện nay ở Việt Nam. Vậy nên dù cơ thể bạn đang khỏe mạnh hay có bệnh nền thì việc tắm đêm cũng mang đến những nguy hiểm tiềm ẩn. Để phòng tránh bị đột quỵ khi tắm, các chuyên gia khuyến cáo mọi người cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Tạo thói quen đi tắm sớm: Thời điểm tắm tốt nhất trong ngày là trước 22h mỗi ngày. Dù bạn có đang ở độ tuổi nào cũng cần rèn thói quen không tắm khuya và sau khi tắm cần sấy khô tóc trước khi ngủ để cơ thể không bị nhiễm lạnh.
- Không tắm ngay sau khi ăn: Khi ăn no hệ tiêu hóa bắt đầu hoạt động mạnh mẽ để giải quyết thức ăn vừa được nạp vào. Nếu bạn đi tắm vào thời điểm này sẽ làm mất cân bằng trong cơ thể, các mạch máu lưu thông tới các bộ phận khác trên cơ thể nhiều hơn gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn.
- Không dội thẳng nước lên người: Khi tắm muộn bạn tuyệt đối không đột ngột xả nước từ trên đầu xuống người, đặc biệt là nước lạnh. Để tránh tình trạng cơ thể bị sốc nhiệt hãy từ từ làm ướt hai chân, tay rồi mới đến toàn bộ người và đầu.
- Không tắm ngay sau khi tập thể dục: Do công việc có nhiều người thường có thói quen vận động, đi bộ, chơi thể thao vào buổi tối. Khi cơ thể tỏa nhiệt và toát mồ hôi việc tắm làm tắc nghẽn lỗ chân lông dễ gây cảm lạnh và đột quỵ. Thay vào đó, bạn nên đợi ít nhất khoảng 30 phút để cơ thể dần khô rồi mới đi tắm.
- Tắm trong không gian kín đáo: Nếu bắt buộc phải tắm đêm bạn hãy chú ý tắm ở nhà tắm kín không có gió lùa.
- Có chế độ sinh hoạt hợp lý: Bữa tối không nên ăn quá no, ăn các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ khó tiêu, uống nhiều bia rượu. Thay vào hãy ăn nhẹ nhàng các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, không được để bụng đói.
Hy vọng rằng những chia sẻ trên đây đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về những ảnh hưởng xấu của việc tắm khuya tới sức khỏe. Từ đó hạn chế trường hợp bị cảm lạnh, đột quỵ tối đa khi tắm đêm. Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, bạn đừng quên xây dựng một lối sống lành mạnh để tăng cường sức khỏe và tuổi thọ.
Không nên bỏ lỡ:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!