Các Thuốc Điều Trị Suy Hô Hấp Hiệu Quả Được Bác Sĩ Kê Đơn

Thuốc điều trị suy hô hấp được sử dụng để giãn phế quản, giúp người bệnh hít thở dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, thuốc cũng giúp chống lại nhiễm trùng và ngăn ngừa các biến chứng liên quan. Dưới đây chúng tôi sẽ cập nhật các loại thuốc phổ biến nhất, người bệnh có thể tìm hiểu thêm.

Thuốc điều trị suy hô hấp
Thuốc điều trị suy hô hấp có thể giúp mở rộng đường thở và cải thiện khả năng hô hấp của người bệnh

Top 7 loại thuốc điều trị suy hô hấp hiệu quả nhất

Suy hô hấp là tình trạng phổi gặp khó khăn trong việc nạp oxy vào máu hoặc không thể loại bỏ CO2. Tình trạng thường diễn ra nhanh chóng và khẩn cấp. Tuy nhiên đôi khi suy hô hấp có thể là mãn tính, với các triệu chứng kéo dài. Trong trường hợp suy hô hấp mãn tính, bác sĩ sẽ đề nghị người bệnh kiểm tra sức khỏe thường xuyên cũng như chỉ định một số loại thuốc để ngăn ngừa các rủi ro.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị các loại thuốc điều trị suy hô hấp như:

1. Meko Coramin – Thuốc điều trị suy hô hấp

  • Nhà sản xuất: Mekophar
  • Xuất xứ: Việt Nam
  • Hoạt chất: Nikethamid, Glucose
  • Dạng bào chế: Viên ngậm
  • Chỉ định: Suy hô hấp cấp – mạn, suy giảm tuần hoàn máu
  • Giá bán tham khảo: 35.000 đồng / Hộp 5 vỉ x 10 viên
Hội chứng suy hô hấp cấp ở người lớn
Meko Coramin là kẹo ngậm có tác dụng kích thích tiêu hóa và cải thiện các triệu chứng suy hô hấp

Meko Coramin có thành phần chính là Nikethamide hàm lượng 125 mg. Đây là một chất kích thích hô hấp, được chỉ định để điều trị suy hô hấp và suy tuần hoàn, làm tăng nhịp tim, tăng sức co bóp tim và tăng nhẹ huyết áp. Tuy nhiên nếu sử dụng ở liều cao, thuốc có thể gây kích thích toàn bộ hệ thống thần kinh trung ương, gây ra các cơn co giật rung.

Chỉ định:

  • Điều trị suy hô hấp
  • Điều trị suy tuần hoàn

Chống chỉ định:

  • Mẫn cảm hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc
  • Cao huyết áp
  • Động kinh
  • Đái tháo đường
  • Trẻ em dưới 15 tuổi

Hướng dẫn sử dụng:

  • Thuốc được sử dụng bằng đường ngậm
  • Liều lượng đề nghị: 1 – 2 viên / lần x 2 – 3 lần / ngày
  • Liều lượng có thể thay đổi tùy thuộc vào thể trạng, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và chỉ định của bác sĩ. Để có liều lượng phù hợp nhất, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế.

Tác dụng phụ:

Trong hầu hết các trường hợp, thuốc điều trị suy hô hấp Meko Coramin được dung nạp tốt và không có tác dụng phụ. Tuy nhiên đôi khi người bệnh có thể gặp các dấu hiệu như:

  • Bồn chồn
  • Khó chịu
  • Nôn mửa

Nếu nhận thấy tác dụng phụ, hãy thông báo với bác sĩ để được chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Thận trọng khi sử dụng:

  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú cần thận trọng khi sử dụng Meko Coramin.
  • Vận động viên thể thao cần thông báo với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
  • Cần thận trọng ở bệnh nhân đái tháo đường do thuốc có chứa glucose.

2. Eprazinone 50 mg – Thuốc trị suy hô hấp cấp – mạn

  • Nhà sản xuất: Mebiphar
  • Xuất xứ: Việt Nam
  • Hoạt chất: Eprazinon
  • Dạng bào chế: Viên nén bao phim
  • Chỉ định: Suy hô hấp, viêm phế quản, viêm mũi
  • Giá bán tham khảo: 25.500 đồng / Hộp 3 vỉ x 10 viên
Cách điều trị suy hô hấp
Eprazinone 50 mg có thể làm loãng đờm ở cổ họng và giúp người bệnh hít thở dễ dàng hơn

Eprazinone 50 mg có thành phần chính là hoạt chất Eprazinon dihydroclorid, có tác dụng làm loãng đờm. Thuốc cũng giúp co thắt phế quản, giúp người bệnh hít thở dễ dàng hơn.

Chỉ định:

  • Điều trị viêm phế quản
  • Điều trị suy hô hấp mạn tính
  • Điều trị viêm mũi, hen phế quản, ho, cảm cúm gây khó thở

Chống chỉ định:

  • Mẫn cảm hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc
  • Có tiền sử co giật

Hướng dẫn sử dụng:

  • Thuốc được sử dụng thông qua đường uống.
  • Liều lượng đề nghị: 1 – 2 viên / lần x 2 – 3 lần / ngày.
  • Không được sử dụng thuốc kéo dài hơn 5 ngày trừ khi nhận được chỉ định của bác sĩ.

Tác dụng phụ:

  • Rối loạn tiêu hóa
  • Đau bụng, đầy hơi
  • Đôi khi thuốc cũng có thể gây dị ứng da, chóng mặt, buồn ngủ, đau đầu

Thận trọng khi sử dụng:

  • Người bệnh có đờm đặc ở cổ họng, đờm có mủ hoặc sốt cần thận trọng khi sử dụng.
  • Người bệnh phổi hoặc phế quản mãn tính cần thông báo cho bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
  • Không sử dụng thuốc kết hợp với thuốc giảm ho hoặc làm khô các chất tiết phế quản, các thuốc chuyển hóa gan.
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú chỉ sử dụng Eprazinone 50 mg khi nhận được sự đồng ý của bác sĩ.

3. Niketamid – Thuốc chữa suy hô hấp

  • Nhà sản xuất: Vinphaco
  • Xuất xứ: Việt Nam
  • Hoạt chất: Nikethamide
  • Dạng bào chế: Dung dịch tiêm
  • Chỉ định: Suy hô hấp, suy tuần hoàn máu, mất nhịp tim
  • Giá bán tham khảo: 30.000 đồng / Hộp 5 ống x 1 ml
Triệu chứng suy hô hấp
Niketamid là dung dịch tiêm kích thích hệ thống thần kinh trung ương và tăng tần số thở, từ đó cải thiện tình trạng suy hô hấp

Niketamid là thuốc trị suy hô hấp có thành phần chính là Nikethamid hàm lượng 250 mg. Thuốc được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm, hoạt động bằng cách kích thích hệ thống thần kinh trung ương, tăng tần số thở, tăng độ nhạy cảm với CO2 tại trung tâm hô hấp và giúp người bệnh hít thở dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, thuốc cũng giúp tăng sự co bóp tim, tăng huyết áp, giảm đau, kích thích trung tâm hô hấp nhưng không kích thích tim.

Thông thường, Nikethamid được sử dụng để điều trị sốc, ngạt thở, suy hô hấp cấp, ngộ độc, mất nhịp tim và kích thích tuần hoàn ở bệnh nhân mới ốm dậy.

Chỉ định:

  • Suy hô hấp
  • Tăng tuần hoàn ở người vừa mới ốm
  • Điều trị sốc, ngạt thở, mất nhịp tim

Chống chỉ định:

  • Mẫn cảm hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc
  • Tăng huyết áp, động kinh, hen suyễn
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú
  • Ngộ độc tuyến giáp

Hướng dẫn sử dụng:

  • Thuốc trị suy hô hấp Niketamid được bào chế dưới dạng tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch.
  • Chỉ sử dụng thuốc khi nhận được chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng thuốc hoặc thay đổi liều lượng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Liều lượng đề nghị:

  • Người lớn: 1 – 2 ml / lần
  • Trẻ em: 0.1 mg / kg / lần

Tác dụng phụ:

  • Đau đầu
  • Chóng mặt
  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Loạn nhịp tim
  • Co mạch

Khi gặp các tác dụng phụ cần thông báo với bác sĩ để được hướng dẫn và chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Thận trọng khi sử dụng:

  • Bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa, rối loạn đông máu cần thận trọng khi sử dụng
  • Thuốc có thể gây chóng mặt, đau đầu, do đó không lái xe hoặc vận hành máy móc khi sử dụng thuốc
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú chỉ sử dụng thuốc khi nhận được sự chỉ định của bác sĩ.

4. Lovenox 40 mg / 0.4 ml – Thuốc điều trị suy hô hấp

  • Nhà sản xuất: Vinphaco
  • Xuất xứ: Việt Nam
  • Hoạt chất: Enoxaparin natri
  • Dạng bào chế: Dung dịch tiêm
  • Chỉ định: Suy hô hấp, dự phòng huyết khối tĩnh mạch sâu
  • Giá bán tham khảo: 210.000 đồng / Hộp 2 ống x 0.4 ml
Chẩn đoán suy hô hấp cấp
Lovenox 40 mg / 0.4 ml là dung dịch tiêm được sử dụng để điều trị các triệu chứng suy hô hấp cấp tính

Lovenox 40 mg / 0.4 ml là thuốc điều trị suy hô hấp dạng tiêm với thành phần chính là Enoxaparin natri. Đây là một loại thuốc chống huyết khối, hoạt động bằng cách chống huyết khối và kháng đông của heparin tiêu chuẩn đã được phân ly.

Chỉ định:

  • Suy hô hấp cấp tính
  • Điều trị và dự phòng huyết khối tĩnh mạch sâu
  • Suy tim

Chống chỉ định:

  • Mẫn cảm hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc
  • Có tiền sử giảm tiểu cầu nghiêm trọng
  • Rối loạn đông máu
  • Người bệnh đang bị chảy máu hoặc chảy máu không kiểm soát được

Thuốc không được khuyên dùng ở người bệnh:

  • Suy thận nặng
  • Trong 24 giờ đầu sau khi xuất huyết não
  • Bệnh nhân trên 65 tuổi đang sử dụng kết hợp aspirin và thuốc kháng viêm không steroid

Hướng dẫn sử dụng:

  • Thuốc được sử dụng bằng cách tiêm dưới da bởi nhân viên y tế.
  • Không được tiêm bắp.
  • Liều lượng sử dụng được chỉ định tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Hỏi ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Tác dụng phụ:

  • Xuất huyết bên trong ở nhiều mức độ khác nhau. Cần thông báo với bác sĩ hoặc nhân viên y tế ngay khi nhận thấy dấu hiệu xuất huyết.
  • Giảm tiểu cầu trong máu.
  • Bầm, tụ máu, hình thành các bướu nhỏ dưới da tại vị trí tiêm.
  • Phản ứng dị ứng tại vị trí tiêm hoặc dị ứng toàn thân.
  • Có nguy cơ loãng xương nếu sử dụng thuốc kéo dài.
  • Tăng men gan, tổn thương thần kinh, tăng bạch cầu ái toan.
  • Thông báo với bác sĩ nếu nhận thấy các tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc kéo dài.

Thận trọng khi sử dụng:

  • Không sử dụng thuốc quá liều lượng quy định.
  • Người bệnh cần được xét nghiệm máu lặp lại để kiểm tra số lượng tiểu cầu.
  • Thuốc không được khuyên dùng cho trẻ em, phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Các đối tượng này cần thận trọng và hỏi ý kiến của bác sĩ về lợi ích – rủi ro để được hướng dẫn tốt nhất.
  • Bệnh nhân cao tuổi, cân nặng dưới 40 kg, suy thận cần thông báo với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
  • Cần điều chỉnh liều ở bệnh nhân suy gan.
  • Thuốc trị suy hô hấp Lovenox 40 mg / 0.4 ml có thể tương tác với nhiều loại thuốc khác, chẳng hạn như Aspirin hoặc thuốc kháng viêm không steroid. Do đó, không tự ý kết hợp các loại thuốc mà không thông báo với bác sĩ.

5. Amboroxol 30 mg – Thuốc giãn phế quản điều trị suy hô hấp

  • Nhà sản xuất: Domesco
  • Xuất xứ: Việt Nam
  • Hoạt chất: Ambroxol
  • Dạng bào chế: Viên nang cứng
  • Chỉ định: Suy hô hấp, viêm phế quản, ho có đờm
  • Giá bán tham khảo: 420 đồng / Viên
suy hô hấp uống thuốc gì
Amboroxol 30 mg được sử dụng để cải thiện các triệu chứng suy hô hấp mạn tính

Amboroxol 30 mg có thành phần chính là Ambroxol, là một chất chuyển hóa bromhexin, có tác dụng làm loãng đờm, giúp đào thải đờm ra khỏi cổ họng và cải thiện khả năng hô hấp. Thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và suy hô hấp mạn tính.

Chỉ định:

  • Suy hô hấp mãn tính
  • Các bệnh cấp – mạn tính ở đường hô hấp

Chống chỉ định:

Hướng dẫn sử dụng:

  • Thuốc điều trị suy hô hấp Amboroxol 30 mg được sử dụng bằng đường uống. Nên uống uống sau khi ăn để đạt hiệu quả tốt nhất mà không gây ảnh hưởng đến dạ dày.
  • Người lớn và trẻ em từ 10 tuổi: 60 – 60 mg / lần x 2 lần / ngày.
  • Trẻ em 5 – 10 tuổi: 30 mg / lần x 2 lần / ngày.

Tác dụng phụ:

  • Tai biến nhẹ
  • Phát bản
  • Đôi khi thuốc có thể dẫn đến các phản ứng phản vệ cấp tính. Thông báo với bác sĩ nếu nhận thấy các tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc kéo dài.

Thận trọng khi sử dụng:

  • Cần chú ý khi sử dụng thuốc ở bệnh nhân loét đường tiêu hóa, ho ra máu hoặc chất nhầy lẫn máu.
  • Người bệnh không dung nạp glucose không nên sử dụng thuốc.
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú chỉ sử dụng thuốc khi nhận được sự đồng ý của bác sĩ.

Các loại thuốc điều trị suy hô hấp thường được chỉ định cho trường hợp mãn tính. Nếu người bệnh suy hô hấp cấp tính, việc điều trị cần ngay lập tức để tránh các rủi ro ảnh hưởng đến tính mạng. Điều quan trọng là đến bệnh viện và thực hiện các lời khuyên của bác sĩ để chăm sóc sức khỏe tốt nhất.

Tham khảo thêm:

Top 7 Thuốc Bổ Phổi Của Mỹ Hiệu Quả Và Tốt Nhất Hiện Nay

Thuốc bổ phổi của Mỹ thường là các viên uống hoặc thực phẩm chức năng giúp tăng cường chức năng phổi, loại bỏ độc tố,…
Tức Ngực Về Đêm: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa

Tức Ngực Về Đêm: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa

Tức ngực về đêm là hiện tượng thường gặp ở mọi lứa tuổi. Khi xuất hiện bệnh, nhiều người có suy nghĩ rằng nguyên nhân…

Top 7 Thuốc Bổ Phổi Của Đức Chất Lượng, Được Review Tốt

Các loại thuốc bổ phổi của Đức góp phần hỗ trợ đường hô hấp, tăng cường chức năng phổi và góp phần ổn định sức…

7 Thuốc Điều Trị Bệnh Phổi Tắc Nghẽn Mạn Tính Hiệu Quả

Thuốc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được chỉ định để kiểm soát các triệu chứng, phòng ngừa các biến chứng và tránh…

Điểm Danh 7 Thuốc Bổ Phổi Canada Chính Hãng, Chất Lượng

Các loại thuốc bổ phổi Canada mang lại hiệu quả cao trong việc làm dịu đường hô hấp và nâng cao hoạt động của phổi.…

Mách Bạn 9 Thuốc Bổ Phổi Cho Người Hút Thuốc Lá Hiệu Quả

Các loại thuốc bổ phổi cho người hút thuốc lá thường được chiết xuất từ các loại thảo mộc tự nhiên, giúp ổn định hoạt…
Tức Ngực Sau Khi Tiêm Vacxin Có Nguy Hiểm Không, Nên Làm Gì?

Tức Ngực Sau Khi Tiêm Vacxin Có Nguy Hiểm Không, Nên Làm Gì?

Vacxin là một loại chế phẩm sinh học có tính kháng nguyên, nguồn gốc từ vi sinh vật, tác dụng tạo miễn dịch đặc hiệu…
Tức Ngực Sau Khi Uống Rượu Là Do Đâu? Làm Sao Để Khắc Phục?

Tức Ngực Sau Khi Uống Rượu Là Do Đâu? Làm Sao Để Khắc Phục?

Bị tức ngực sau khi uống rượu là hiện tượng bất thường bạn có thể gặp phải, nhất là đối tượng nam giới. Biểu hiện…
Chia sẻ
Bỏ qua