Hay Chóng Mặt Về Chiều
Chóng mặt là tình trạng thường gặp, bất kỳ ai cũng có thể trải qua ít nhất một lần trong đời. Hiện tượng này xuất hiện vào nhiều thời điểm khác nhau trong ngày, nhưng chóng mặt về chiều thường phổ biến hơn. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, chóng mặt có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về nguyên nhân và các biện pháp cải thiện hiệu quả chứng hay chóng mặt về chiều.
Hay chóng mặt về chiều là bệnh gì?
Chóng mặt chính là cảm giác choáng váng, cảm thấy mọi việc xung quanh chuyển động, kèm theo đó là sự mất cân bằng của cơ thể. Hay chóng mặt về chiều tức là tình trạng choáng váng chủ yếu xuất hiện vào buổi chiều. Đây được xem là sinh lý khi nó là phản ứng bình thường của cơ thể với các hoạt động hoặc môi trường xung quanh. Tình trạng này có thể tự hết khi không còn các hoạt động mất thăng bằng nữa. Trong khi đó, hay chóng mặt về chiều theo dạng bệnh lý là hiện tượng tự phát, lặp đi lặp lại nhiều lần, đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, cùng với đó việc điều trị cũng phụ thuộc vào từng căn nguyên gây bệnh.
Mặc dù đây chỉ là những dấu hiệu đơn thuần, tuy nhiên cần đi kiểm tra tổng thể về thần kinh, tai mũi họng, khám nội khoa, đồng thời thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân và mức độ của bệnh.
Dựa vào mô tả triệu chứng cụ thể của bệnh nhân, hiện tượng hay chóng mặt về chiều có thể chia thành các nhóm sau:
- Chóng mặt kiểu xoay vòng: Bệnh nhân sẽ cảm thấy mọi vật xung quanh đang quay tròn hoặc họ đang quay quanh đồ vật, dễ khiến họ té ngã. Kiểu xoay này sẽ xuất phát từ từ hoặc đột ngột, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
- Chóng mặt kiểu choáng váng: Đây là kiểu dễ khiến bệnh nhân bị ngất nhất, có nguy cơ mắc nhiều bệnh lý hơn.
- Chóng mặt về chiều theo kiểu mất thăng bằng: Kiểu này có đặc trưng đó là khả năng mất thăng bằng của bệnh nhân giảm, không thể đi đứng vững chắc như bình thường, thậm chí khó để đứng yên. Thông thường bệnh nhân sẽ bị hoa mắt chóng mặt khi đứng dậy hoặc ngủ dậy.
Hay chóng mặt về chiều có nguyên nhân do đâu?
Đa số các trường hợp hay chóng mặt về chiều, cơn choáng váng sẽ giảm dần trong một vài phút, tuy nhiên, nếu hiện tượng này diễn ra thường xuyên, có thể xuất phát từ những nguyên nhân bệnh lý. Dưới đây là lý do chính gây ra tình trạng hay chóng mặt về chiều:
Mất nước
Bạn có thể thường xuyên chóng mặt về chiều do mất nước. Nếu sau một cuộc họp dài không nghỉ ăn trưa, căng thẳng hoặc uống quá nhiều cà phê nhưng không uống nước có thể gây choáng váng. Khi cơ thể mất nước, bạn cũng có thể gặp các triệu chứng như khô miệng, môi và cổ họng, cáu gắt, nước tiểu có màu sẫm hoặc ít đi tiểu.
Thiếu máu não
Khi bị thiếu máu não, bệnh nhân có thể gặp các biểu hiện như thay đổi tính tình, trở nên khó tính, hay cáu gắt, tức giận vô cơ, khó tập trung, giảm trí nhớ, lo lắng bồn chồn kèm theo cơn đau đầu âm ít khó chịu. Đây chính là nguyên nhân của tình trạng hay chóng mặt về chiều, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, có thể mất ngủ, ngủ không sâu hoặc có những cơn mất ngủ về đêm. Nghiêm trọng hơn, thiếu máu não còn dẫn đến hiện tượng liệt nhẹ, nói ngọng và những nguy cơ đe dọa đến tính mạng.
Hay chóng mặt về chiều do rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như thoái hóa, viêm tai giữa, viêm dây thần kinh số 8 do virus. Rối loạn tiền đình sẽ gây ra nhiều hệ lụy, trong đó có tình trạng chóng mặt sau khi ăn, chóng mặt về chiều, đau đầu, buồn nôn, da xanh tái,....
Làm việc căng thẳng
Tình trạng chóng mặt về chiều có thể xảy ra khi đầu óc bạn bị căng thẳng, stress quá mức hoặc phải tập trung làm việc trên máy tính thời gian dài. Lúc này người bệnh sẽ có cảm giác căng cơ, đau 2 bên đầu, khó có thể tập trung hay tiếp tục làm việc được.
Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc điều trị bệnh tim mạch, huyết áp, thần kinh đều tiềm ẩn nguy cơ gây tác dụng phụ là chóng mặt, đau đầu. Khi dùng thuốc gặp hiện tượng choáng váng, hoa mắt và một số bất thường khác, bạn nên thông báo cho bác sĩ để thay đổi thuốc hoặc có những biện pháp giải quyết phù hợp nhất.
Tụt huyết áp
Tụt huyết áp là tình trạng xảy ra khi bị suy giảm lực bơm máu và thể tích máu, dẫn đến hiện tượng huyết áp thấp. Bệnh lý này khá nguy hiểm, là nguyên nhân gây ra các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt về chiều. Nếu không kịp thời điều trị còn có thể tiềm ẩn nhiều chứng bệnh mãn tính khác.
Hay chóng mặt về chiều do viêm và sưng tai trong
Viêm và sưng tai trong là hiện tượng viêm, nhiễm trùng xảy ra ở tai trong, thường do vi khuẩn, virus, hay gặp ở người bị cúm hoặc cảm lạnh. Tai trong là bộ phận kiểm soát thính giác và có tác dụng cân bằng cơ thể, do đó khi bị viêm nhiễm sẽ ảnh hưởng đến khả năng thăng bằng, dẫn đến hiện tượng choáng váng, chóng mặt, hoa mắt. Ngoài ra, nếu bị viêm tai trong do nha khoa, bên cạnh biểu hiện chóng mặt, người bệnh còn gặp phải triệu chứng khác như buồn nôn và nôn, sốt, đau ở tai, mất khả năng nghe,...
Cách cải thiện và phòng tránh chứng chóng mặt về chiều
Hay chóng mặt về chiều là tình trạng phổ biến, cũng bởi vậy nhiều người thường chủ quan xem nhẹ, không tìm cách cải thiện hoặc để nó xuất hiện thường xuyên, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Khi gặp hiện tượng chóng mặt, đau đầu với tần suất cao, bạn nên thăm khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp. Dưới đây là một số cách cải thiện và phòng tránh chứng chóng mặt về chiều bạn đọc có thể tham khảo:
Thực hiện mẹo tại nhà
Ngay khi gặp hiện tượng chóng mặt về chiều, người bệnh nên ngồi xuống nghỉ ngơi và thực hiện một số mẹo tại nhà như sau:
- Massage: Bạn có thể ngồi hoặc nằm và thực hiện động tác massage nhẹ nhàng ở vùng đầu, hai bên thái dương để đẩy lùi tình trạng chóng mặt. Đặc biệt nếu choáng váng kèm theo đau đầu, bạn nên thoa thêm một chút tinh dầu bạc hà vào hai bên thái dương, dùng tay day ấn nhẹ, massage trong khoảng 20 phút để giảm cơn đau và trở nên thoải mái hơn.
- Châm cứu: Nếu là chóng mặt kèm theo đau đầu mãn tính do căng thẳng, stress, mệt mỏi, bạn có thể được châm cứu để tránh sự khó chịu và ảnh hưởng đến tình hình sức khỏe.
Sử dụng thuốc
Một số trường hợp bệnh tái đi tái lại nhiều lần, chóng mặt gây đau đầu, mệt mỏi và mất thăng bằng, có thể được bác sĩ kê đơn thuốc điều trị tại nhà. Một số loại thuốc thường dùng cho bệnh nhân bị chóng mặt bao gồm: Thuốc chống trầm cảm, thuốc huyết áp, thuốc an thần, thuốc chống động kinh,....
Khi dùng thuốc, người bệnh cần tuân thủ đúng theo chỉ định về cách dùng và liều lượng, không tự ý tăng giảm liều hoặc ngưng uống khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
Thay đổi chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp
Thay đổi chế độ dinh dưỡng lành mạnh, thói quen sinh hoạt khoa học có thể giúp bạn nhanh chóng cải thiện các triệu chứng của hiện tượng hay chóng mặt sau khi ngủ dậy hoặc chóng mặt buổi chiều, đồng thời phòng tránh bệnh có thể xảy ra.
- Bổ sung thực phẩm giàu protein như các loại cá biển, trứng, các loại hạt, trái cây, rau xanh sẽ giúp cân bằng dinh dưỡng và tránh tình trạng chóng mặt.
- Bạn nên hạn chế ăn muối, các thực phẩm gây viêm như đồ ăn chiên rán, thịt đỏ, bơ thực vật, bánh mỳ, đồ ngọt.
- Tránh xa thuốc lá, rượu bia, chất kích thích vì chúng có ảnh hưởng xấu đến thần kinh, gây ra hiện tượng chóng mặt, đau đầu và nhiều hệ lụy khác.
- Không nên ngồi một chỗ trong thời gian dài, bạn cần thường xuyên vận động, đi lại để máu được lưu thông và các cơ quan hoạt động tốt hơn.
- Tránh thức khuya, ngủ không đủ giấc, làm việc quá sức hay căng thẳng, lo âu.
- Bạn nên dành thời gian tập thể dục thể thao đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày.
- Chú ý uống đủ 2 lít nước để các bộ phận trong cơ thể hoạt động tốt, tránh gây nhiều bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe.
Việc phối hợp giữa dùng thuốc Tây y và thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý có thể làm thuyên giảm triệu chứng chóng mặt về chiều và ngăn ngừa khả năng bệnh tái phát. Tuy nhiên, sử dụng thuốc đặc trị trong thời gian dài có thể dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc hoặc gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trên đây là thông tin chi tiết liên quan đến tình trạng hay chóng mặt về chiều, những nguyên nhân và cách cải thiện hiệu quả cho bạn đọc tham khảo. Bất kỳ những bất thường nào xảy ra trong cơ thể, bạn không nên chủ quan, hãy chủ động thăm khám bác sĩ để sớm phát hiện bệnh, có biện pháp điều trị kịp thời để tránh những hệ lụy nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!