Dị Ứng Thời Tiết

Dị ứng thời tiết là một hiện tượng thường gặp, xuất hiện khi thời tiết có sự thay đổi thất thường. Người bệnh khi gặp phải tình trạng này thường có các triệu chứng như ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ vô cùng khó chịu. Vậy khi bị dị ứng với thời tiết phải làm sao? Phòng ngừa gây bệnh như thế nào? Theo dõi bài viết dưới đây bạn sẽ biết thêm được nhiều kiến thức bổ ích.

Dị ứng thời tiết là gì?

Hiện tượng dị ứng thời tiết là tình trạng cơ thể xảy ra các phản ứng miễn dịch khi có sự tấn công của các tác nhân gây bệnh. Tình trạng này thường xảy ra vào thời điểm giao mùa từ nóng sang lạnh và ngược lại. Sự thay đổi về thời tiết, nhiệt độ hay độ ẩm không khí, đều có thể khiến bệnh khởi phát.

Hình ảnh da bị dị ứng thời tiết
Hình ảnh da bị dị ứng thời tiết

Những người bị dị ứng với thời tiết thường có nguy cơ tái phát cao và không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Đặc biệt bệnh sẽ xảy ra ở những đối tượng có hệ miễn dịch suy yếu, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai hoặc người vừa trải qua sinh nở.

Ngoài ra, những người bị phát ban dị ứng thời tiết thường dễ bị dị ứng với các yếu tố bên ngoài như: Phấn hoa, bụi nhà, khói bụi, khói thuốc lá, bia, rượu và những loại thực phẩm giàu đạm (hải sản, sữa, trứng, đậu phụ, đậu nành, cá, động vật có vỏ,…).

Nguyên nhân dị ứng thời tiết

Người bệnh bị dị ứng thời tiết thường do nhiệt độ thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại. Chính điều này đã khiến độ ẩm trong không khi bị thay đổi, tạo điều kiện cho nấm mốc và vi khuẩn phát triển, xâm nhập vào cơ thể và gây rối loạn hệ miễn dịch. Một loạt các phản ứng miễn dịch của cơ thể sẽ xuất hiện để bảo vệ cơ thể, chống lại các dị nguyên từ môi trường bên ngoài.

Khi đó cơ thể sẽ giải phóng Histamin - một chất trung gian gây ngứa và gây ra các phản ứng dị ứng từ nhẹ đến nặng như: Phát ban, đỏ da, sưng phù, khó thở, ngứa, ho, buồn nôn, sốc phản vệ... Đây chính là nguyên nhân khiến người bệnh bị ngứa dị ứng thời tiết.

Tùy vào cơ địa của từng người mà mức độ nặng nhẹ của bệnh sẽ có sự khác nhau. Một số người sẽ xuất hiện triệu chứng trong vòng vài giờ rồi biến mất. Trong khi đó có những người bị ngứa ngáy kéo dài trong vài ngày, thậm chí vài tuần.

Dấu hiệu dị ứng thời tiết

Người bị dị ứng thời tiết sẽ xuất hiện các triệu chứng như sau:

Da bị ửng đỏ và ngứa ngáy

Người bệnh bị dị ứng thời tiết sẽ có dấu hiệu da bị ửng đỏ, kèm theo tình trạng ngứa ngáy dai dẳng. Mỗi đợt da bị ửng đỏ sẽ có thời gian bùng phát nhất định tùy thuộc vào mức độ dị ứng và tình trạng sức khỏe của người bệnh.

Nổi mề đay

Sau khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như nắng nóng, độ ẩm không khí cao, mưa lạnh,.... toàn bộ cơ thể sẽ có hiện tượng nổi mề đay. Các nốt mày đay này thường dày cộm, phù nề, có màu trắng hoặc hồng.

Người bệnh có hiện tượng da bị nổi mề đay
Người bệnh có hiện tượng da bị nổi mề đay

Thở khò khè, khó thở

Dị ứng thời tiết biểu hiện thở khò khè hoặc khó thở thường xuất hiện ở những bệnh nhân bị hen suyễn, hen phế quản. Vì vậy người bệnh cần đi khám sớm để tránh bệnh tiến triển nặng, gây ảnh hưởng sức khỏe và tính mạng.

Chàm bội nhiễm

Người bệnh có dấu hiệu nổi mụn nước li ti, chảy dịch vàng, xuất hiện vảy gàu ở đầu, khuỷu tay, mặt và đầu gối. Mỗi đợt chàm bội nhiễm thường kéo dài và ảnh hưởng tới làn da của người bệnh. Do đó bạn cần can thiệp từ sớm để tránh bệnh nặng hơn, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Viêm mũi dị ứng

Những người có cơ địa bị dị ứng thường xuất hiện thêm các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng. Khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh sẽ cảm thấy ngứa mũi, khô mũi, hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi, mất ngủ, buồn ngủ ngày, ngứa mắt, mệt mỏi, kém tập trung,... Tình trạng này có thể kéo dài từ 30 phút hoặc vài giờ, tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh.

Điều trị dị ứng thời tiết

Hiện nay có rất nhiều phương pháp giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh dị ứng thời tiết. Dựa vào mức độ nặng nhẹ và cơ địa của từng người mà sẽ có các cách thức chữa bệnh phù hợp. Dưới đây là một số biện pháp điều trị hiệu quả bạn có thể tham khảo:

Điều trị tại nhà

Một số mẹo giúp cải thiện bệnh tại nhà bao gồm:

Gừng

Một trong những cách chữa dị ứng thời tiết phổ biến đó là sử dụng gừng tươi. Đây là một loại gia vị phổ biến trong gian bếp của mỗi gia đình. Nó có chứa hợp chất Gingerol giúp kháng viêm, diệt khuẩn, làm dịu da và giải độc cơ thể hiệu quả. Vì vậy người bệnh có thể sử dụng gừng để cải thiện các triệu chứng nổi mẩn dị ứng thời tiết.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nhánh gừng tươi, rửa sạch, cạo vỏ và đập dập.
  • Đem hãm với cốc nước sôi trong vòng 10 phút.
  • Dùng nước trà gừng để uống hàng ngày.
  • Ngoài ra bạn cũng có thể đun nước gừng để tắm hoặc ngâm rửa vùng da bị ngứa.
  • Áp dụng cách làm này mỗi ngày 1 lần sẽ giúp bệnh nhanh chóng được cải thiện.

Nha đam

Nha đam là một nguyên liệu tự nhiên được dùng phổ biến trong chăm sóc da và điều trị các bệnh da liễu. Trong thành phần của nha đam có chứa nhiều vitamin, khoáng chất, giúp làm dịu da, cấp ẩm, giảm kích ứng, ngứa ngáy, mẩn đỏ. Ngoài ra nha đam còn có chất chống oxy hóa, hỗ trợ phục hồi làn da bị tổn thương cho người bệnh.

Điều trị dị ứng thời tiết nhẹ bằng nha đam
Điều trị dị ứng thời tiết nhẹ bằng nha đam

Cách thực hiện: 

  • Sử dụng một nhánh nha đam to, gọt vỏ và rửa sạch với nước.
  • Xay nhuyễn gel nha đam và bôi trực tiếp lên vùng da bị dị ứng.
  • Để nguyên trong khoảng 10 phút sau đó người bệnh rửa sạch lại.
  • Thực hiện đều đặn mỗi ngày 1 lần sẽ giúp tình trạng ngứa dị ứng thời tiết được thuyên giảm.

Trà xanh

Trà xanh có chứa các hợp chất giúp chống viêm, diệt khuẩn, giảm sưng đau và tăng cường hệ miễn dịch. Từ đó giúp chống lại các tác nhân gây dị ứng. Đặc biệt trà xanh còn có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc, giảm mức độ phát ban và ngứa ngáy trong cổ họng.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá trà xanh tươi, đem rửa sạch và ngâm với nước muối trong vòng 10 phút.
  • Sau đó cho lá trà xanh vào đun sôi.
  • Dùng nước lá trà xanh pha thêm với nước nguội để tắm.
  • Thực hiện đều đặn mỗi ngày một lần sẽ giúp giảm ngứa ngáy hiệu quả.

Muối

Sử dụng muối cũng là cách chữa viêm da dị ứng thời tiết được nhiều người áp dụng. Muối có tác dụng giảm viêm, sát trùng, tiêu độc, cải thiện tình trạng tình trạng ngứa ngáy do dị ứng thời tiết. Ngoài ra muối còn rất lành tính, dễ kiếm, chi phí rẻ, có thể dùng được cho mọi đối tượng. Kiên trì sử dụng phương pháp này trong nhiều ngày sẽ giúp tình trạng dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ được cải thiện đáng kể.

Cách thực hiện:

  • Sử dụng khoảng 2-3 thìa muối trắng, hòa tan với nước ấm.
  • Dùng nước muối để tắm rửa hàng ngày.
  • Mỗi ngày áp dụng 1 lần bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả điều trị.

Sử dụng thuốc Tây y

Sử dụng thuốc Tây y là một phương pháp được rất nhiều người bệnh áp dụng. Thuốc Tây có tác dụng cải thiện tình trạng ngứa ngáy, kích ứng, mẩn đỏ trên da một cách nhanh chóng.

Một số loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn để điều trị bệnh dị ứng thời tiết bao gồm:

Thuốc bôi: Thuốc bôi được sử dụng để bôi ngoài da, giúp giảm ngứa ngáy, mẩn đỏ, sưng viêm hiệu quả. Các loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn đó là:

  • Phenergan: Phenergan là thuốc kháng histamin thế hệ 1 có chứa hoạt chất chính là Promethazine, giúp làm giảm các triệu chứng ngoài da và thường được chỉ định dùng trong các trường hợp như: Mề đay, mẩn ngứa, côn trùng đốt, dị ứng thời tiết. Người bệnh chỉ cần bôi lên da với tần suất 3-4 lần/ngày là bệnh sẽ được cải thiện.
  • Quantopic 0,1%: Trong thành phần của Quantopic 0,1% có chứa hoạt chất chính là Tacrolimus. Nó có tác dụng ức chế miễn dịch và dùng để điều trị bệnh viêm da dị ứng. Bác sĩ thường chỉ định dùng Quantopic 0,1% cho những trường hợp bị dị ứng thời tiết, chàm, viêm da dị ứng. Người bệnh bôi thuốc lên vùng da bị tổn thương mỗi ngày từ 1-2 lần sẽ giúp tình trạng dị ứng thời tiết nhanh chóng thuyên giảm.
  • Terfuzol: Terfuzol là thuốc bôi thuộc nhóm corticoid, được dùng để điều trị dị ứng thời tiết, viêm da, nấm da. Thành phần chính của thuốc là Clotrimazol, Nystatin, Triamcinolone, Neomycin, giúp giảm ngứa ngáy,viêm da do dị ứng thời tiết. Người bệnh bôi thuốc lên vùng da bị thương mỗi ngày từ 2-3 lần hoặc dùng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Sử dụng thuốc bôi giúp giảm ngứa hiệu quả
Sử dụng thuốc bôi giúp giảm ngứa hiệu quả

Thuốc uống: Ngoài việc sử dụng thuốc bôi, bác sĩ cũng có thể cho bạn sử dụng một số loại thuốc sau:

  • Loratadin 10mg Imexpharm: Thuốc thuộc nhóm kháng histamin H1 thế hệ 2, được dùng để điều trị bệnh dị ứng thời tiết. Công dụng chính của thuốc đó là giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy, chảy nước mũi, hắt hơi, chảy nước mắt,... Người bệnh uống mỗi ngày 1 lần, mỗi lần 1 viên, có thể dùng trước hoặc sau khi ăn đều được.
  • Zyrtec 0.1%: Zyrtec 0.1% là thuốc kháng histamin do Thụy Sỹ sản xuất. Thành phần chính của thuốc là hoạt chất Cetirizin, giúp điều trị tình trạng dị ứng thời tiết cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Người bệnh uống thuốc mỗi ngày 1 lần, mỗi lần 10ml dung dịch. Liều khởi đầu chỉ cần dùng 5ml.
  • Clorpheniramin 4 mg: Clorpheniramin 4 mg là thuốc thuộc nhóm kháng histamin thế hệ 1. Thuốc được chỉ định điều trị các triệu chứng của bệnh dị ứng thời tiết. Mặc dù gây tác dụng phụ như: Ngủ gà, an thần, khô miệng nhưng thuốc vẫn được dùng phổ biến hiện nay. Người bệnh uống mỗi lần 1 viên, cách nhau từ 4-6 giờ, liều tối đa là 6 viên/ngày. Thuốc có thể uống trước hay sau khi ăn đều được.

Dùng thuốc Đông y

Có rất nhiều người lựa chọn điều trị tình trạng da bị dị ứng thời tiết bằng thuốc Đông y. Phương pháp này sử dụng các loại dược liệu tự nhiên lành tính, giúp giải độc và điều hòa cơ thể. Tùy vào triệu chứng và cơ địa của người bệnh mà các bài thuốc sẽ được gia giảm nguyên liệu khác nhau.

Một số bài thuốc được dùng phổ biến hiện nay đó là:

Bài thuốc 1:

  • Nguyên liệu: Kinh giới 10g, Ké đầu ngựa 10g, Rễ đinh lăng 10g, Ý nhĩ sao vàng hạ thổ 12g, Bạc hà 12g, Mã đề 12g, Đầu ván sao vàng 12g.
  • Cách thực hiện: Các nguyên liệu trên rửa sạch, đem sắc cùng với 1 lít nước. Đun đến khi nước cạn còn 1/2 thì tắt bếp. Uống thuốc vào trước khi 3 bữa ăn chính.

Bài thuốc 2:

  • Nguyên liệu: Lá dâu tằm 10g, Cúc tần 10g, Mã đề 10g, Kinh giới 10g, Cam thảo nam 10g, Bạc hà 8g, Bồ công anh 12g, Rau diếp cá 12g, Kim ngân hoa 12g, Ké đầu ngựa 12g.
  • Cách thực hiện: Các nguyên liệu trên đem rửa sạch, sắc với 750ml nước, đun sôi đến khi cạn còn 1/2 ấm thì tắt bếp. Uống thuốc trước bữa ăn trưa và tối.

Bài thuốc 3:

  • Nguyên liệu: Phòng phong 10g, Hoa tân di 10g, Bạc hà 10g, Thương nhĩ tử 10g, Phục linh 10g, Ma hoàng 15g, Hoắc hương 15g, Xuyên khung 20g, Bạch chỉ 30g.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu trên, cho vào nồi đun sôi. Sau đó gạn lấy nước và dùng nước này để xông mũi. Mỗi lần xông hơi từ 15-20 phút để đạt được hiệu quả.

Thuốc Đông y được sử dụng để điều trị bệnh mãn tính
Thuốc Đông y được sử dụng để điều trị bệnh mãn tính

Phòng ngừa bệnh hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh dị ứng thời tiết, bạn cần xây dựng một chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp, cụ thể như sau:

  • Nên ăn nhiều rau củ quả để cung cấp đầy đủ chất xơ, vitamin và khoáng chất cho cơ thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại sự tấn công của các tác nhân gây bệnh.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, có thể dùng thêm các loại nước ép trái cây và sinh tố để tăng cường thải độc cơ thể.
  • Không được hút thuốc, uống rượu bia, vì đây cũng là các tác nhân dễ gây ra tình trạng dị ứng.
  • Không cào gãi vào vết ngứa để tránh dẫn đến nhiễm trùng hoặc viêm da.
  • Ngưng sử dụng các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, cua, mực đậu phộng, nhộng tằm, nấm,...
  • Tránh để cơ thể tiếp xúc với phấn hoa, bụi bẩn, lông động vật, nước hoa, nấm mốc và những tác nhân gây dị ứng khác.
  • Khi thời tiết nóng bức, bạn nên mặc quần áo thoáng mát, chất liệu cotton dễ thấm hút mồ hôi để tránh hiện tượng bí bách.
  • Khi thời tiết trở lạnh, người bệnh cần giữ ấm cơ thể, tránh tắm bằng nước lạnh hoặc nước quá nóng sẽ gây tác động xấu tới làn da.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao nhằm cải thiện sức đề kháng, tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể, giúp bạn luôn khỏe mạnh.
  • Nên dùng kem chống nắng trước khi đi ra ngoài 30 phút bởi tia UV có trong ánh nắng mặt trời có thể tác động xấu tới làn da, dẫn đến tình trạng mề đay dị ứng thời tiết.
  • Dự trữ sẵn các loại thuốc chống dị ứng tại nhà để sử dụng khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh.
  • Nếu các triệu chứng dị ứng thời tiết ngày càng trở nên nghiêm trọng, người bệnh cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được kiểm tra.

Trên đây là những thông tin cơ bản về tình trạng dị ứng thời tiết. Đây là một căn bệnh không khó để điều trị nhưng lại gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Vì vậy bạn cần nắm rõ cơ chế hình thành dị ứng để có biện pháp phòng ngừa điều trị được hiệu quả hơn.

Câu hỏi thường gặp

Trẻ Bị Dị Ứng Thời Tiết Bao Lâu Thì Khỏi?

Mùa hè oi bức hay mùa đông lạnh giá có thể khiến bé yêu nhà bạn ngứa ngáy khó chịu, nổi mẩn đỏ, hắt hơi liên tục... Tất cả điều đó đều là dấu hiệu của dị ứng thời tiết. Vậy trẻ bị dị ứng thời tiết bao lâu thì...

Bị Dị Ứng Thời Tiết Có Nên Tắm Không ?

Nhiều người cho rằng khi bị dị ứng, đặc biệt là dị ứng da thì không nên tắm vì sợ nước sẽ làm tình trạng ngứa ngáy, mẩn đỏ trở nên tồi tệ hơn. Vậy bị dị ứng thời tiết có nên tắm không và khi tắm cần lưu ý...

Dị Ứng Thời Tiết Có Nguy Hiểm Không?

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không, có gây hại gì cho sức khỏe không là vấn đề nhiều người quan tâm tìm hiểu. Để giải đáp cho câu hỏi này, mời bạn đọc theo dõi những thông tin cụ thể trong bài viết sau đây của Dr Vitamin....

Dị Ứng Thời Tiết Có Lây Không?

Dị ứng thời tiết xảy ra ở nhiều độ tuổi khác nhau và thường có những triệu chứng khó chịu, dễ kéo dài và tái phát nếu không biết cách chăm sóc. Đồng thời, nhiều người khi tìm hiểu về tình trạng này cũng có lo lắng rằng dị ứng...

Dị Ứng Thời Tiết Bao Lâu Thì Khỏi ?

Dị ứng thời tiết bao lâu thì khỏi, có tự khỏi được không? Đây là tình trạng rất nhiều người gặp phải khi thời tiết có những thay đổi thất thường. Dị ứng khiến làn da nổi mẩn, ngứa ngáy, cơ thể mệt mỏi, dễ sốt cao,... gây ảnh hưởng...

Dị Ứng Thời Tiết Tắm Lá Gì ?

Dị ứng thời tiết là hiện tượng thường xảy ra ở những người có cơ địa nhạy cảm, dễ bị kích ứng. Bệnh xuất hiện chủ yếu vào giai đoạn chuyển mùa, khi thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại. Lúc này người bệnh sẽ có...

Dị Ứng Thời Tiết Kiêng Gì ?

Dị ứng thời tiết thường xuất hiện ở những bệnh nhân có cơ địa dị ứng. Người bệnh sẽ có các triệu chứng như mẩn đỏ, ngứa ngáy, phù nề trên da vô cùng khó chịu. Ngoài việc dùng thuốc để cải thiện, người bệnh cũng cần có chế độ...

Bệnh liên quan

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *